Sự thay đổi của mẹ và thai nhi 8 tuần

Từ bây giờ đến khi ra đời, phần lớn thay đổi trong cơ thể bé cưng là sự phát triển về kích thước và hoàn chỉnh các bộ phận cơ thể. Về cơ bản, thai nhi theo từng tuần đều sẽ là những phiên bản thu nhỏ của bé cưng khi được sinh ra, dĩ nhiên là nhỏ hơn nhiều. Lúc này tất cả các cơ quan trong cơ thể đã hình thành và được chuẩn bị để hỗ trợ cuộc sống độc lập khi thai nhi chào đời vào khoảng 40 tuần. Khả năng bị dị tật của bé cưng sẽ giảm xuống sau tuần thứ 8, nhưng mẹ vẫn cần phải rất cẩn thận trong khoảng thời gian mang thai còn lại.

Trải qua 8 tuần các mẹ thấy sao?

Đối với nhiều mẹ, thời gian thai nhi được 8 tuần coi là giai đoạn khó khăn hơn cả, đơn giản là bởi vì những triệu chứng ốm nghén của thời kỳ này có thể khiến mẹ kiệt sức. Một số mẹ thấy mình đã có thể thở phào nhẹ nhõm từ tuần thứ 8, khi nguy cơ sẩy thai đã giảm xuống và sự phấn khích bắt đầu tăng lên.

Thay đổi về cơ thể mẹ :

  • Dạ con của mẹ sẽ lớn hơn với đường kính khoảng 16cm.
  • Vòng bụng của mẹ sẽ dầy lên và những chiếc quần, những chiếc váy co giãn sẽ trở nên thích hợp hơn cả.
  • Không có thay đổi lớn gì về chuyện ốm nghén hoặc ít nhất là chưa đến lúc. Mẹ nên ăn những thức ăn nhạt vị và dễ tiêu hóa ngoài ra cũng nên khuyến khích bố em bé vào bếp nếu mẹ không thể tự làm nổi vì mùi dầu mỡ…

Thay đổi về cảm xúc

  • Mẹ có thể sẽ trở nên mê tín hơn thường ngày trong giai đoạn này, vì vậy hãy cố gắng cân bằng giữa thực tế và khoa học với một chút thú vị có chừng mực. Đa phần mọi người đều có những câu chuyện hay ho mỗi khi nói đến trải nghiệm mang thai hay sinh con của mình. Cần phải biết chọn lọc những gì mẹ nên nghe và bỏ qua những gì không cần nghe.
  • Thời kỳ mang thai là khi những giấc mơ trở nên rất khác. Mẹ có những giấc mơ rất lạ, đáng sợ và không có nghĩa lý gì cả. Đừng phân tích hay suy diễn chúng để cố tìm cho ta một ẩn ý hay thông điệp nào đó mà làm gì. Những giấc mơ chỉ đơn thuần là được lọc từ những ý nghĩ sâu trong tiềm thức của chúng ta sau khi loại bỏ những thông tin không cần thiết mà bộ não ta tiếp nhận trong ngày.
  • Mẹ nên bắt đầu mường tượng và sắp xếp các công việc tương lai của mình kể từ tuần thứ 8 này. Từ quyền lợi được nghỉ sinh, thời gian nghỉ việc và thực tế rằng cả gia đình sắp sửa sống dựa vào nguồn lương của duy nhất một người…nhưng vẫn nhớ đừng tự tạo áp lực và căng thẳng quá mức nhé mẹ !

Có thể mẹ sẽ thấy mình hơi xấu xí và kém hấp dẫn vào khoảng thời gian này. Người ta nhìn vào có thể sẽ không biết là mẹ đang mang thai, mà trông mẹ giống như là mới lên cân hơn. Nên nuông chiều mình một chút, đừng cự tuyệt bản thân khỏi những thú vui giản dị có thể khiến mẹ cảm thấy khá hơn. Một buổi mát-xa, một buổi làm tóc, một chuyến mua sắm, tất cả đều có thể khiến mẹ trẻ lại và vui tươi hơn nhiều.

Những thay đổi của bé cưng…

  • Kích thước của bé cưng theo từng tuần thường được so sánh với các loại quả; tuần này em bé của bạn lớn cỡ bằng quả mận hoặc quả cam sành
  • Những ngón tay ngón chân của bé cưng đã được hình thành rõ rệt ở tuần thứ 8 và còn bắt đầu có móng tay móng chân. Em bé có thể uốn cong chân tay vào giai đoạn này, nhúc nhắc khuỷu tay và có thể gập cổ tay.
  • Tất cả những bộ phận quan trọng trong cơ thể đều đã được định hình đúng vị trí. Suốt thời gian còn lại của thai kỳ, những bộ phận này sẽ tiếp tục phát triển và hoàn thiện, sẵn sàng cho cuộc sống bên ngoài dạ con.
  • Hai quả thận của bé cưng đã đang lọc máu và tạo nước tiểu vào lúc này. Chúng còn đang bí mật trữ dịch tiêu hóa trong dạ dày, sẵn sàng chiến đấu với nước ối mà chúng sắp sửa phải nuốt vào.
  • Nếu bé cưng là con trai, cơ quan sinh dục ngoài sẽ bắt đầu phát triển và sản sinh kích thích tố sinh dục nam – hoocmone nam hết sức quan trọng của cánh đàn ông.
  • Đầu của em bé vẫn còn lớn so với phần còn lại của cơ thể, nhưng từ tuần 8 trở đi, cổ và tất cả xương trên mặt đã hình thành. Nghĩa là mẹ đã có thể siêu âm để nhìn thấy các nét trên gương mặt một cách khá rõ ràng.
  • Một lớp tơ mịn đang bao bọc lấy cơ thể em bé. Tai trong và tai ngoài, chân răng và mắt đã được phát triển đầy đủ.

Lời khuyên cho mẹ khi mang thai tuần thứ 8 – tháng thứ 2 của thai kỳ

  • Cố gắng uống nhiều sữa và canxi hơn trong tuần này. Chân răng của bé cưng đã được hình thành, vậy nên bất kỳ loại thức ăn nào chứa dưỡng chất quan trọng này đều có tác động tích cực đối với răng bé cưng. Cố gắng tránh để bị nhiễm trùng trong tuần này, bởi nhiễm trùng có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể mẹ, làm ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của răng em bé.
  • Luôn giữ các loại thức ăn vặt quanh mình phòng những lúc mẹ cảm thấy chóng mặt. Chính vì có thể mẹ đang ăn uống rất khó khăn, nên huyết áp của mẹ thi thoảng sẽ xuống rất thấp. Đừng đứng dậy quá nhanh nếu mẹ đã ngồi hơi lâu. Hãy để cho cơ thể có thời gian điều chỉnh huyết áp khi mẹ chuyển từ tư thế ngồi sang tư thế đứng.

 

 

 

-Sưu Tầm/Tổng hợp-

Loading...
Leave a Comment