Sự thay đổi của mẹ và thai nhi 23 tuần

Bụng của mẹ đã tròn to hơn rất nhiều. Dáng đi của mẹ đã thực sự thay đổi. Những cơn chuột rút, bại hông hay đau lưng không có sự thuyên giảm nhiều. Tuy nhiên thời gian này điều khiến mẹ thực sự lo lắng đó là mẹ đã đi được gần 2/3 quãng đường rồi, mẹ phải lên kế hoạch và sắp xếp mọi thứ để chuẩn bị đón bé cưng trào đời…

Mọi thứ rối tung, chi phí bỏ ra lớn mà lãng phí???

Mẹ đừng căng thẳng quá, bé cưng chỉ cần ăn no, có chỗ ngủ an toàn, ấm áp, được quan tâm chăm sóc và có tã lót sạch, khô là những điều cơ bản. Mẹ nên cân nhắc vật dụng nào cho bé cưng có thể dùng dài hạn, thay vì mua những thứ đắt tiền trông đẹp đẽ, nhưng chỉ dùng trong vài tháng. Hãy hỏi những ông bố bà mẹ khác về kinh nghiệm mua sắm chuẩn bị cho bé chào đời. Ví dụ như mua đồ dùng phòng tắm, tã lót và giấy vệ sinh cho em bé hàng mỗi tuần, mẹ sẽ thấy dễ thở với khoản chi tiêu từ từ thay vì một khoản lớn ngay lập tức.

Mẹ cần tập làm quen với mối liên hệ giữa kích cỡ và tuổi. Mẹ có thể cảm thấy khó cưỡng lại được những bộ quần áo xinh xắn, tuy nhiên để tránh lãng phí và không cần thiết mẹ cố gắng chỉ mua khi bé thực sự có thể dùng được. Tránh để mọi thứ cho đến phút cuối. Nhưng cũng không cần phải chuẩn bị quá sớm, bởi vì điều này có thể khiến những giai đoạn sau của thai kỳ có vẻ như dài vô tận. Mẹ đừng quên rủ bố cùng chuẩn bị tổ ấm mới cho bé cưng nhé.

Cơ thể mẹ thay đổi như thế nào ở tuần 23?

  • Mẹ lo lắng khi thấy máu xuất hiện trong bọt kem đánh răng cũng như trên bàn chải ? Lợi của mẹ đang làm việc “ngoài giờ” để hỗ trợ răng và hệ xương bao quanh. Mẹ cũng có thể phát hiện thấy lợi của mình bị sưng hoặc viêm. Nhớ đánh răng mỗi ngày ít nhất hai lần và dùng chỉ nha khoa vào ban đêm. Lợi bị chảy máu là dấu hiệu cho thấy cần phải đánh răng nhiều hơn chứ không phải ít đi. Mẹ cố gắng duy trì thói quen hẹn gặp nha sĩ ít nhất 2 lần trong suốt thai kỳ.
  • Dây chằng và cơ hỗ trợ tử cung của mẹ cũng đang tập thể dục! Progesterone và Relaxin, những hoóc môn quan trọng trong thai kỳ, đang phù phép bằng cách nới lỏng và làm chùng những bó xơ căng cứng. Điều này giúp cơ thể mẹ chuẩn bị cho việc sinh nở, nhưng nó đi kèm với việc khiến cho mọi thứ trở nên lỏng lẻo hơn. Tắm nước ấm, xoa bóp bụng và thậm chí là vật lý trị liệu đều có thể giúp xoa dịu sự khó chịu.
  • Mẹ luôn trong trạng thái muốn ăn ăn ăn và ăn ? Hãy nhớ rằng bánh quy và bánh ngọt có thể hấp dẫn nhưng không tốt cho mẹ hay bé cưng đâu. Hãy chọn bánh mì làm từ 100% bột lúa mì nguyên hạt, bánh nướng xốp, thức uống từ sữa và ngũ cốc loại tốt nhúng trong sữa phủ thêm ít trái cây. Hãy nghĩ đến chất lượng, không phải số lượng. Không cần phải bỏ đói chính mình, nhưng nên tránh những thứ vô bổ vì chúng không giúp bé cưng phát triển.

Tâm lý của mẹ…

  • Khi đã đi được gần 2/3 quãng đường thai kỳ cũng là lúc mẹ nghĩ đến nhiều hơn về ngày sinh. Sợ hãi, hồi hộp, lo lắng…mẹ chính thức thấy hoang mang. Lời khuyên cho mẹ hãy cùng nghe và chia sẻ với những mẹ đã từng sinh khác để có nhiều hơn kinh nghiệm cho mình.
  • Mẹ có thể bắt đầu lo lắng là mẹ có thể sinh non, nhất là khi mẹ đã từng sinh non trước đó. Hộ sinh hoặc bác sĩ của mẹ có thể đã biết đến tiền sử của mẹ trong lần hẹn khám đầu tiên, nhưng nhớ nhắc họ nếu mẹ lo rằng điều này sẽ xảy ra một lần nữa.

Thay đổi của bé cưng

  • Tuần này lỗ mũi của con yêu đã thông, nghĩa là chúng không còn đóng như trước đây. Có những thay đổi đang diễn ra trong phổi của bé, giúp bé cưng có thể thở độc lập vào lúc sinh. Chất hoạt dịch đang bao phủ các túi phổi của em bé, giúp chúng mở và giữ khí oxi sau khi sinh sinh.
  • Bé cưng của mẹ có thể nằm theo tư thế ngồi mông, nghĩa là phần mông hướng xuống dưới và đầu hướng lên phía xương sườn của mẹ. Hoặc con có thể nằm ngang, nằm một bên hoặc nằm nghiêng, nằm chéo tử cung của mẹ. Vào giai đoạn này tử cung còn nhiều không gian để đứa bé có thể khám phá và chọn cho mình một vị trí thoải mái.
  • Nếu mẹ có cuộc hẹn khám tiền sản vào tuần này, hãy lắng nghe tim thai. Trung bình, em bé sẽ có nhịp tim nhanh gấp đôi mẹ. Mẹ sẽ có cảm giác vô cùng an tâm khi lắng nghe nhịp đập liên hồi đó. Một vài mẹ mua bộ dụng cụ nghe tim thai tại gia, để họ có thể theo dõi nhịp tim của con yêu. Điều này là không cần thiết nếu thai kỳ khỏe mạnh và có nguy cơ thấp.

 

Lời khuyên cho mẹ !

  • Một số mẹ bầu bị say tàu xe khi dùng phương tiện công cộng do thiếu không khí trong lành. Hãy ngồi ở dãy ghế hai bên xe tàu xe nếu mẹ cần và tập trung nhìn về phía đường chân trời. Nhấp một ít nước lạnh có thể có ích hoặc mẹ có thể dùng vòng bấm huyệt hoặc ăn một ít thức ăn có vị gừng.
  • Nếu ai đó xung quanh mẹ đang hút thuốc, hãy tránh đi. Hút thuốc thụ động cũng độc gần như hút thuốc chủ động và nhau của mẹ sẽ không lọc tất cả khí CO và các hóa chất khác mà mẹ hít vào một cách thụ động. Nếu mẹ vẫn đang hút thuốc, phải tìm mọi cách để bỏ !
  • Tập thói quen nằm về phía bên trái, thay vì nằm ngửa. Tử cung trĩu nặng của mẹ có thể chèn ép các mạch máu quan trọng cung cấp oxi cho nhau và con yêu. Mẹ cũng có thể thấy choáng hoặc ngất nếu nằm thẳng trong một thời gian. Nhớ đầu tư gối chất lượng tốt và sắp xếp sao cho thoải mái nhất trên giường. Đừng quên dành chút không gian cho bố nhé.
  • Hãy đảm bảo mẹ hiểu rõ những loại thức ăn mẹ phải tránh. Vi khuẩn hình que hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm, có thể tìm thấy trong một số món ăn. Phó-mát mềm, xà lách trộn, pate, sữa chưa tiệt trùng, thịt đông lạnh, sushi và thịt sống đều có thể có nguy cơ. Giữ vệ sinh cho nhà bếp và rửa tay sạch sau khi xử lý thịt sống.
  • Nếu mẹ thấy đau, bị ra máu hoặc có bất kỳ triệu chứng bất thường nào, mẹ cần phải báo với bác sĩ. Một số mẹ dễ bị sinh non hơn, nhưng dấu hiệu bắt đầu có thể khá mơ hồ. Đừng ngại kiểm tra ngay cả khi mẹ chỉ muốn biết để an tâm hơn.

 

 

-Sưu Tầm/Tổng Hợp-

Loading...
Tags:
Leave a Comment