Sự thay đổi của mẹ và thai nhi 25 tuần

Lưng, xương chậu, tất cả các phía của bụng và thậm chí là cả chân của mẹ cũng đều đau nhức ê ẩm vì những tác động của Hoocmone thai kỳ lên các mô liên kết trong cơ thể. Trung bình, mẹ bầu sẽ tăng thêm từ 10 đến 12 kilogram sau 40 tuần mang thai. Tất cả những gì khiến mẹ lên cân gồm bé cưng, nhau thai, nước ối, lượng máu tăng thêm, lượng dịch tuần hoàn bổ sung, hai bầu ngực và cả một chút mỡ nữa.

Thay đổi của cơ thể mẹ :

  • Khi bụng mẹ lớn ra, thì khung xương sườn cũng lớn theo. Chắc chắn khung xương phải nở ra bởi dạ con của mẹ cần có chỗ để nhô lên cao và nhô ra ngoài. Giai đoạn này mẹ có thể cảm thấy khó thở vì phổi không còn chỗ để nở ra mỗi khi mẹ hít vào. Thi thoảng mẹ nên thở thật sâu. Khi mẹ nói chuyện điện thoại, leo lên một chiếc cầu thang máy rất dốc hay đi nhanh quá là những lúc hơi thở của mẹ trở nên gấp gáp. Hãy để ý tư thế của mình và tránh thõng người xuống, mẹ cần phải để cho phổi của mẹ đủ không gian để làm việc và cung cấp oxy cho cả mẹ lẫn bé cưng.
  • Mẹ có thể sẽ thấy ngứa ở bụng, cảm giác như có kiến bò lung tung quanh đó. Lý do có thể là bởi những sợi collagen ở lớp giữa của da mẹ đang duỗi ra. Mẹ có thể giảm cảm giác này bằng cách thoa kem dưỡng ẩm lên bụng sau khi tắm. Tránh tắm bằng nước quá nóng hoặc quá lạnh và tránh dùng các loại xà bông tắm làm khô da. Chỉ nên dùng các loại khăn bông cotton hoặc bông sợi tự nhiên.
  • Mẹ thường cảm thấy mình đã rất mệt khi lên giường, thế nhưng lại rất khó ngủ dù muốn lắm. Tâm trí mẹ cứ đầy ắp suy nghĩ về mọi thứ và vấn đề chỉ được giải quyết khi mẹ dậy đi vệ sinh. Đương nhiên mẹ vẫn thường phải đi vào nhà vệ sinh vài lần một đêm, nên đây cũng là 1 trong những lí do khiến mẹ mất ngủ. Nếu mẹ bị mất ngủ như thế, thì mẹ nên ngồi dậy một lúc. Có thể uống một cốc sữa hoặc đọc sách.
  • Khi mẹ đang bị mất ngủ về đêm, hãy cố gắng chống cự với cơn thèm ngủ ban chiều. Thay vào đó, hãy đi ngủ sớm hơn và tận dụng sự mệt mỏi của cơ thể lúc này. Cố gắng đi ngủ điều độ và tránh dùng máy tính, điện thoại trước lúc ngủ.
  • Một số mẹ sẽ phải chịu đựng hội chứng ống cổ tay trong tuần này. Sự nghẽn dịch khiến cho cườm tay mẹ sưng phồng lên, tạo áp lực lên thần kinh điều khiển hai tay. Vật lý trị liệu cũng có tác dụng đáng kể với chứng này, có thể mẹ cần nẹp tay nếu chuyên gia vật lý trị liệu của mẹ thấy cần thiết. Nếu mẹ thấy quá khó chịu, hãy đặt tay đau lên một chiếc gối khi nằm ngủ. Làm như vậy sẽ giúp cho lượng dịch dư thừa phân tán bớt khỏi vùng cườm tay.

Tâm lý của mẹ thay đổi như thế nào?

  • Thời gian này có thể mẹ sẽ khá dễ bị kích động. Nếu vẫn đang đi làm và chưa gửi đơn xin nghỉ sinh, thì mẹ nên gửi bây giờ. Nhớ tìm hiểu kỹ càng về quyền lợi của mình, lên kế hoạch quay trở lại làm việc và cũng nên hiểu rõ về kế hoạch sắp xếp công việc của cơ quan và sếp nữa.
  • Khi bộ đôi trở thành bộ ba, sẽ luôn có sự xáo trộn và định hình lại vai trò của mỗi người. Nếu mẹ đã có con, việc tái định hình này sẽ càng trở nên phức tạp hơn. Đúng là sẽ có những thay đổi trong mối quan hệ của hai người nhưng những thay đổi đó là cần thiết. Làm bố làm mẹ thực sự là những trọng trách vì vậy, để có thể là những ông bố bà mẹ tốt cho con mình, mẹ và bố phải biết học cách thay đổi. Sẽ ổn cả thôi !

 

(Ảnh sưu tầm minh họa)

Những thay đổi của bé cưng :

  • Thai nhi được 25 tuần tuổi, bác sĩ đã có thể đo chiều dài bé cưng từ đầu đến chân. Con sẽ ít co người lại hơn, mà sẽ duỗi ra nhiều hơn. Chiều dài trung bình của bé cưng ở tuần thai thứ 25 là 34,6cm. Em bé đang lớn rất nhanh, các lớp mỡ quan trọng cũng đang hình thành dưới da và quanh các cơ quan trong cơ thể. Em bé đã bớt gầy gò hơn và đang đầy đặn dần lên.
  • Mắt của bé sẽ có thay đổi lớn trong tuần này, võng mạc cũng đã hoàn thiện hơn. Phần cảm ứng ánh sáng này trong mắt em bé rất quan trọng trong việc giúp bé nhìn được rõ ràng. Lúc này, bé đã biết cách nhắm mở mắt được vài tuần, nên cũng đã có thêm nhiều sự thay đổi quanh vùng mắt.
  • Bé cưng của mẹ đã học được cách làm cho mình thư giãn hơn, biết cách ngậm ngón tay cái khi bé muốn. Kể từ tuần thứ 25 trở đi, cử chỉ này không phải là ngẫu nhiên nữa, mà thật sự là một thú vui nho nhỏ của bé. Em bé vẫn hít thở nước ối vào ra phổi của mình, là một cách luyện tập để có thể hít thở không khí ngay khi ra khỏi cơ thể mẹ. Tất cả không khí cung cấp cho em bé bây giờ đều vẫn thông qua nhau thai.

Lời khuyên cho mẹ :

  • Một trong những yếu tố quan trọng của một chế độ cho con bú tốt chính là tinh thần của người mẹ trong suốt quá trình mang thai.
  • Hãy đi xem trước bệnh viện hay nhà hộ sinh nơi mẹ dự định sinh con. Nếu mẹ chưa đặt phòng, hãy tìm hiểu các lựa chọn khác nhau.

Mẹ biết không…chỉ còn 3 tháng nữa thôi bé cưng sẽ chính thức trào đời, mẹ kiên nhẫn và đợi con nhé !

 

 

-Sưu Tầm/Tổng Hợp-

Loading...
Tags:
Leave a Comment