Tìm hiểu về ngôi thai trước sinh và lưu ý cho mẹ bầu

Các mẹ đang mang thai tháng cuối thường có rất nhiều lo lắng và thắc mắc. Trong đó ngôi thai là vấn đề quan trọng cũng như nhận được nhiều thắc mắc của các mẹ nhất. Vậy các mẹ đã tìm hiểu chính xác về vấn đề này chưa?

Khác biệt giữa sinh con ngôi đầu và ngôi mông :

Định nghĩa : Ngôi mông có nghĩa là con bạn sẽ chào đời bằng chân (chân sẽ ra trước) thay vì bằng đầu – gọi là ngôi đầu (bình thường khi sinh, đầu em bé sẽ lọt ra trước).

Trong trường hợp thai ngôi mông, mẹ sẽ rất vất vả để chuyển vị trí của bé từ ngôi mông sang ngôi đầu để dễ sinh hơn. Trong một vài trường hợp, mẹ phải sinh mổ để thai nhi được an toàn.

Mặc dù thai nhi đang ở ngôi đầu nhưng khi di chuyển qua ngã âm đạo, bé cũng phải xoay một chút cho phù hợp và dễ lọt qua. Bác sĩ thường dùng tay ôm thai nhi và xoay đầu để giúp bé dễ dàng ra ngoài.

( Hình ảnh minh họa các kiểu ngôi thai )

Sinh ngôi đầu là an toàn?

Các mẹ đều biết, ngôi đầu là ngôi phổ biến nhất trong các ngôi thai. Tuy nhiên, không phải ngôi đầu nào cũng dễ sinh và biến chứng là điều luôn luôn có thể xảy ra. Nếu bé cưng quá lớn, cho dù bé đang ở tư thế dễ sinh nhất là ngôi đầu thì cũng phải khó khăn lắm bé mới có thể chui qua hoàn toàn.

Những bé nặng hơn 4,5 kg được xem là thai nhi quá lớn. Những thai nhi này sẽ dễ kẹt vai khi đi qua ngã âm đạo. Trong trường hợp này, mẹ bầu sẽ cần bác sĩ theo dõi thường xuyên hơn, nhất là tuổi thai và kích thước thai, sau đó lập một kế hoạch sinh an toàn riêng.

Để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé, Hiệp hội Sản Phụ khoa Hoa Kì (ACOG) khuyên các mẹ nên tiến hành sinh mổ khi cân nặng của thai khoảng 5 kg trong trường hợp mẹ bầu không bị tiểu đường và 4,5 kg với bà mẹ bị tiểu đường. Tuy nhiên, người Việt Nam thường có tầm vóc nhỏ nhắn, do đó khi thai nhi từ 4 kg trở lên, các bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định sinh mổ cho mẹ bầu.

Cách nhận biết ngôi thai trước sinh :

  • Cách 1 : Hầu hết các bác sĩ sử dụng tay để thăm khám trên bụng mẹ bầu hay còn gọi là thủ thuật Leopold, phán đoán vị trí ngôi của thai nhi.
  • Cách 2 : Chẩn đoán qua siêu âm

( Ảnh minh họa)

Bé cưng đổi ngôi vào những phút cuối cùng khi sắp sinh xử lí thế nào?

Một vài thai nhi sẽ đổi ngôi trong những phút cuối mặc dù trước đó bé được chẩn đoán đang ở vị trí ngôi đầu. Mẹ bầu càng có nhiều nước ối bé sẽ càng dễ đổi ngôi hơn và chuyển sang ngôi mông trong những phút chót. Mẹ nên nhờ các bác sĩ tư vấn nhiều hơn nếu mẹ được chẩn đoán đa ối, bé có nguy cơ đổi ngôi hay không và làm cách nào để giữ bé ở tư thế ngôi đầu cho đến lúc sinh.

Cách tốt nhất để giúp mẹ tròn con vuông là mẹ cần thăm khám kỹ lưỡng trước sinh, lắng nghe lời khuyên từ chuyên gia và giữ tâm lý thật tốt để con yêu luôn được khỏe mạnh nhé !

 

 

-Sưu Tầm/Tổng Hợp-

Loading...
Tags:
Leave a Comment