Vô sinh, giảm khả năng thụ thai chỉ vì nấm âm đạo?

Hầu hết phụ nữ hiện nay đều từng đã hoặc đang có bệnh lý viêm nhiễm về phụ khoa, điển hình đó là nấm âm đạo. Tưởng chừng nấm âm đạo chỉ là viêm nhiễm bình thường tuy nhiên các mẹ không nên chủ quan vì đây là 1 trong những nguyên nhân có thể gây ảnh hưởng đến khả năng thụ thai, thậm chí là vô sinh !

Nấm candida là một loại nấm men có mặt trong âm đạo cũng như các cơ quan khác của cơ thể như miệng, ruột, thậm chí có mặt trong phế quản… Bình thường, loại nấm này hoàn toàn vô hại. Tuy nhiên, khi môi trường âm đạo mất cân bằng, nấm sẽ phát triển ồ ạt gây viêm âm đạo khiến người bệnh cảm thấy ngứa ngáy, đau rát.

Có rất nhiều yếu tố làm bùng phát nấm candida trong cơ thể, đó có thể là:

  • Sử dụng nhiều kháng sinh làm mất cân bằng môi trường trong cơ thể. Càng sử dụng nhiều kháng sinh, nguy cơ nấm phát triển bùng phát càng cao.
  • Lo âu, căng thẳng hoặc bệnh tật. Những nguyên nhân này làm suy giảm miễn dịch và tạo điều kiện cho nấm phát triển lan tràn trong ruột hoặc niêm mạc.
  • Thiếu ngủ trong thời gian dài cũng dẫn đến tình trạng trên
  • Sử dụng các loại thuốc chứa corticoid kéo dài
  •  Sử dụng thuốc ngừa thai hoặc các liệu pháp thay thế hormone
  • Thiếu hoặc suy dinh dưỡng
  • Lạm dụng rượu, cà phê, thuốc lá
  • Đang bị nhiễm bệnh lupus ban đỏ, bị bệnh tuyến giáp, tiểu đường
  • Đang gặp vấn đề ở đường tiêu hóa

Vì sao nấm candida làm giảm khả năng thụ thai?

Khi phát triển ồ ạt, không những nấm làm âm đạo bị viêm mà còn thay đổi cấu trúc của dịch âm đạo, làm dịch trở nên đặc hơn, khiến tinh trùng không tiếp cận được trứng. Những mẹ bị nhiễm nấm candida, nhất là những trường hợp nhiễm nấm tái phát cũng sẽ rất khó nhận biết được sự thay đổi của dịch âm đạo trong những ngày gần rụng trứng. Mẹ không phát hiện ra chất dịch trong và nhờn như lòng trắng trứng đặc trưng trong thời điểm vàng để thụ thai.

Loại nấm này cũng có mối liên hệ với những vấn đề liên quan đến niêm mạc tử cung, chẳng hạn như chứng lạc nội mạc tử cung, một trong những nguyên nhân phổ biến gây vô sinh. Ngoài ra, nấm cũng sản xuất ra chất độc mô phỏng hormone estrogen, gây mất cân bằng hormone trong cơ thể. Trong những trường hợp nhiễm candida nặng, hội chứng rò rỉ ruột có thể xảy ra, tạo điều kiện cho nấm và các chất độc phát tán nhiều hơn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ nội tiết và cơ chế sản xuất nội tiết tố. Nhiễm nấm còn gây tăng sản xuất prostaglandin E2, kích thích co thắt màng tử cung.

Dinh dưỡng có liên quan gì đến bệnh lý không?

Nếu mẹ đang bị nấm candida làm phiền, trước tiên, hãy thay đổi chế độ dinh dưỡng. Chế độ ăn đúng không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh, làm cân bằng hormone mà còn cắt đứt nguồn thức ăn của nấm. Những người nhạy cảm với nấm candida sẽ cần được điều trị theo đơn và duy trì chế độ dinh dưỡng nghiêm ngặt trong 2-3 tuần, thực hiện khoảng 3 lần mỗi năm.

Khi đã có bệnh cần hạn chế những thực phẩm nào?

  • Các sản phẩm từ sữa, ngoại trừ yogurt nguyên chất có chứa các loại lợi khuẩn
  • Các sản phẩm chứa đường đơn như đường trắng, mật ong, bánh kẹo, nước ngọt. Bạn có thể thay thế chất tạo ngọt đang sử dụng bằng đường xylitol hoặc đường cỏ ngọt.
  • Nước trái cây đóng hộp.
  • Các loại chất bột đã được xử lý như gạo trắng, bột gạo trắng, bánh mì trắng, bún…
  • Rượu
  • Thực phẩm lên men
  • Tránh uống nước máy vì khí clo và flo dư thừa trong nước sau quá trình tiệt trùng ở nhà máy có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.

Cần tăng cường thực phẩm nào?

  • Rau củ tươi
  • Ngũ cốc nguyên hạt
  • Thực phẩm bổ sung chứa các lợi khuẩn
  • Tỏi, súp lơ và các thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch
  • Tránh các loại thịt, cá được nuôi với thức ăn nhiều kháng sinh
  • Ăn cá sông hoặc cá biển tự nhiên 2 lần/ tuần
  • Uống nhiều nước đã được lọc kỹ

Ngoài yếu tố dinh dưỡng, việc giữ gìn vệ sinh cá nhân cũng là một cách tốt để hạn chế nấm phát triển. Mẹ không nên sử dụng chung những vật dụng cá nhân như khăn, đồ lót, quần áo… với người khác. Nấm cũng có thể lây qua đường tình dục, nên nếu ông xã của mẹ đang nhiễm nấm hoặc viêm đường sinh dục thì nên tránh gần gũi. Ngoài ra, việc sử dụng các dung dịch vệ sinh quá nhiều cũng có thể làm mất cân bằng môi trường âm đạo và làm nấm phát triển mạnh.

Tùy theo vị trí bùng phát, nhiễm nấm được biểu hiện bằng rất nhiều dấu hiệu khác nhau. Đó có thể là đau dạ dày, ợ nóng nếu nhiễm nấm ở đường tiêu hóa. Đó có thể là nhiễm trùng bàng quang, đường tiết niệu nếu nhiễm nấm ở đường tiết niệu. Đó cũng có thể là biểu hiện tinh thần như thờ ơ, suy nghĩ thiếu tập trung… Nếu mẹ nghi ngờ mình đang bị nhiễm nấm, hãy đến bệnh viện để được khám phụ khoa. Các bác sỹ sẽ kê đơn thích hợp cho tình trạng của mẹ. Ngoài ra, cần điều trị nấm trước khi có thai vì nếu để bệnh xảy ra trong thai kỳ, mẹ sẽ khó khăn trong việc lựa chọn và sử dụng thuốc. Bên cạnh đó, nấm có thể lây sang bé cưng trong quá trình sinh nở nếu không được chữa dứt trước đó. Nguy cơ gây viêm màng ối, sảy thai, sinh non cũng có thể xảy ra, mẹ lưu ý nhé !

 

 

 

-Sưu Tầm/Tổng Hợp-

Loading...
Tags:
Leave a Comment