
Ở mỗi lần kiểm tra thai, mẹ thường được bác sĩ chú thích về cân nặng, chiều dài của bé cưng. Đa hầu các mẹ bầu đều không nắm được rõ cụ thể về ý nghĩa của các thông số này. Liệu rằng bé cưng có đang phát triển bình thường không? Cùng Bầu Bụng Bự tìm hiểu một chút nhé !
Bảng cân nặng chuẩn của thai nhi theo tuần :
Sau khi chuyển từ phôi thai thành thai nhi, bé cưng sẽ nhanh chóng phát triển cho nên mỗi tuần bé sẽ đạt một mốc cân nặng khác nhau. Tuy nhiên, đây chỉ là những con số tham khảo. Cân nặng cũng như kích thước của bé cưng có thể xê dịch, tùy thuộc nhiều vào chế độ dinh dưỡng và thể trạng của mẹ.
(Hình ảnh minh họa )
Mẹ lưu ý, trước 20 tuần tuổi, bé thường cuộn tròn trong bụng mẹ nên các bác sĩ sẽ chỉ đo từ đầu đến mông. Sau 20 tuần, thai sẽ được đo từ đầu đến gót chân.
Giai đoạn | Chiều dài | Cân nặng |
Tuần thứ 8 | 1.6 cm | 1 g |
Tuần thứ 9 | 2.3 cm | 2 g |
Tuần thứ 10 | 3.1 cm | 4 g |
Tuần thứ 11 | 4.1 cm | 7 g |
Tuần thứ 12 | 5.4 cm | 14 g |
Tuần thứ 13 | 7.4 cm | 23 g |
Tuần thứ 14 | 8.7 cm | 43 g |
Tuần thứ 15 | 10.1 cm | 70 g |
Tuần thứ 16 | 11.6 cm | 100 g |
Tuần thứ 17 | 13 cm | 140 g |
Tuần thứ 18 | 14.2 cm | 190 g |
Tuần thứ 19 | 15.3 cm | 240 g |
Tuần thứ 20 | 16.4 cm | 300 g |
Tuần thứ 21 | 25.6 cm | 360 g |
Tuần thứ 22 | 27.8 cm | 430 g |
Tuần thứ 23 | 28.9 cm | 501 g |
Tuần thứ 24 | 30 cm | 600 g |
Tuần thứ 25 | 34.6 cm | 660 g |
Tuần thứ 26 | 35.6 cm | 760 g |
Tuần thứ 27 | 36.6 cm | 875 g |
Tuần thứ 28 | 37.6 cm | 1005 g |
Tuần thứ 29 | 38.6 cm | 1153 g |
Tuần thứ 30 | 39.9 cm | 1319 g |
Tuần thứ 31 | 41.1 cm | 1502 g |
Tuần thứ 32 | 42.4 cm | 1702 g |
Tuần thứ 33 | 43.7 cm | 1918 g |
Tuần thứ 34 | 45 cm | 2146 g |
Tuần thứ 35 | 46.2 cm | 2383 g |
Tuần thứ 36 | 47.4 cm | 2622 g |
Tuần thứ 37 | 48.6 cm | 2859 g |
Tuần thứ 38 | 49.8 cm | 3083 g |
Tuần thứ 39 | 50.7 cm | 3288 g |
Tuần thứ 40 | 51.2 cm | 3462 g |
Mẹ bầu tăng cân như thế nào là chuẩn?
Việc tăng cường và bổ sung các bữa ăn cũng như các thực phẩm giàu dinh dưỡng là cất thiết để đảm bảo nhu cầu tăng trưởng của thai nhi theo từng giai đoạn, ngoài ra mẹ cũng cần phải năng lượng và dưỡng chất dự trữ để đảm bảo sức khỏe của hai mẹ con. Tuy nhiên, mẹ nên biết kiểm soát cân nặng khi mang thai một cách hợp lý để tránh tình trạng thừa cân hoặc thiếu.Để biết được mình cần tăng bao nhiêu cân trong thai kỳ, trước hết mẹ cần xác đinh chỉ số khối của cơ thể ( BMI = cân nặng : chiều cao x 2) của mình trước khi mang thai, sau đó đối chiếu với bảng số liệu dưới đây. Không thể quy chụp cùng một con số lên tất cả các mẹ bầu được vì mỗi người sẽ có thể trạng, chế độ dinh dưỡng và sức khỏe hoàn toàn khác nhau. Cụ thể:
BMI | Chỉ số cân nặng cần tăng trong thai kỳ |
18,5-24,9 | Tăng từ 11-16kg |
Dưới 18,5 (mẹ bị nhẹ cân trước khi mang thai) | Tăng từ 12-18kg |
25-29,9 | Tăng từ 7-11kg |
Từ 30 trở lên (mẹ thuộc nhóm người béo phì) | Tăng từ 5-9kg |
Có một sự thật thú vị mà chắc hẳn không phải mẹ bầu nào cũng biết. Đó là chỉ số cân nặng mà mẹ bầu tăng lên trong thai kỳ của mình không phải chỉ “phản ánh” mỗi cân nặng của thai nhi mà nó còn bao gồm cả toàn bộ bào thai và một vài bộ phận trên cơ thể của mẹ nữa. Cụ thể như :
- Trẻ sơ sinh: khoảng 3,2 đến 3,6 kg
- Nhau thai: khoảng 0,5 đến 1 kg
- Nước ối: khoảng 0,9 kg
- Tăng khối lượng tử cung: khoảng 0,9 kg
- Mô vú mẹ: khoảng 0,9 kg
- Tăng khối lượng tuần hoàn máu trong cơ thể mẹ: khoảng 1,8 kg
- Chất lỏng trong các mô của mẹ: khoảng 1,8 kg
- Dự trữ mỡ trong cơ thể mẹ: khoảng 3,2 kg
Điều này cũng lý giải tại sao mẹ bầu tăng cân nhiều nhưng em bé sinh ra không được bụ bẫm. Hãy xin tư vấn của chuyên gia dinh dưỡng để có chế độ ăn hợp lý cho cả mẹ và bé nhé !
-Sưu Tầm/Tổng Hợp-
Leave a Comment
Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.