Mẹ luôn có cảm giác đau nhức chỗ này chỗ kia trên cơ thể, những cú hích đạp trong bụng như muốn nhắc nhở mẹ rằng mẹ đang mang thai.
Thay đổi cơ thể mẹ :
- Mẹ có thể sẽ không nín được và bị đái dắt một chút vào giai đoạn này. Với những người đã từng mang thai trước đó thì việc này còn phổ biến hơn nữa. Ngay khi mẹ cười to, hắt xì, ho hay nâng vật nặng, mẹ cũng có thể để rò ra tí chút nước từ cái bong bóng của mình. Thường thì về cuối thai kỳ, chuyện này sẽ xảy ra thường xuyên hơn. Một số mẹ còn phải dung băng vệ sinh mỏng để tránh các tình huống dở khóc dở cười.
- Thời điểm này, mắt của mẹ đang trải qua một thời kỳ chuyển tiếp, nếu có dự định đi khám thị lực vào thời điểm này sẽ không chính xác.
- Em bé đang đẩy dạ dày và ruột mẹ lên cao, ra khỏi vị trí bình thường. Nghĩa là mẹ không thể tiêu hóa bình thường nữa. Một số thức ăn có thể khiến chứng khó tiêu và ợ nóng càng nặng. Những thủ phạm nguy hiểm nhất là đồ ăn cay, nóng, hay một bữa ăn thật no. Mẹ có thể cân thêm tư vấn hỗ trợ của bác sĩ về những loại thuốc làm giảm độ axit an toàn cho phụ nữ đang mang thai. Sữa, sữa chua, bánh sữa trứng và pho mát đều có thể sẽ giúp giảm chứng ợ nóng này.
- Tuần này, những cơn quặn thắt Braxton Hick sẽ thường xuyên hơn. Các cơn quặn tử cung không đau đớn là một cách tự nhiên tập dượt cho mẹ để chuẩn bị cho lúc đưa em bé ra đời. Trừ phi mẹ cảm thấy đau nhiều hoặc âm đạo bị khô, còn lại thì không nên lo lắng. Thay đổi tư thế nhẹ nhàng hoặc tắm nước nóng đểu giúp giảm các cơn quặn thắt này.
Thay đổi về cảm xúc của mẹ :
- Tâm trạng của mẹ thời điểm này rất thất thường. Nếu mẹ rơi vào tình trạng mất ngủ thì sự thất thường này càng rõ rệt hơn. Cố gắng đi ngủ theo một giờ cố định và có những “thủ tục lên giường” lặp đi lặp lại mỗi ngày để cơ thể mẹ biết khi nào thì cần phải nghỉ ngơi. Tránh uống cà phê hay ăn sô-cô-la vào buổi chiều và tối, tránh tập thể dục sau 4 giờ chiều. Mẹ còn đang đi làm? cố gắng đừng làm gì nhiều sau khi về đến nhà và đừng đòi hỏi bản thân mình quá cao.
Bé cưng của mẹ thế nào rồi?
- Đến tuần 31 này, phổi của em bé càng hoàn thiện hơn nữa. Giả sử em bé của mẹ ra đời ngay vào lúc này, thì bé có thể cần phải có các thiết bị hỗ trợ thở, mà cũng có thể không cần. Cơ thể em bé đang sản xuất ra một chất có hoạt tính bề mặt có thể giữ cho các đường dẫn khí mở ra và không bị vỡ. Nếu mẹ phải vào bệnh viện với nguy cơ sinh non, thì thường người ta sẽ tiêm cho mẹ một liều cóoc-ti-zôn để giúp cho phổi em bé hoàn thiện hơn nữa.
- Bây giờ là lúc lượng dịch ối bao bọc em bé đạt khối lượng lớn nhất. Bào thai có chừng môt lít nước ối, tạo nên một chiếc bồn tắm ấm áp vô trùng cho em bé bơi trong đó. Lượng nước ối cho thấy thận của em bé đang hoạt động tốt ra sao. Nếu thận hoạt động bình thường, chúng sẽ sản xuất chừng 500ml/ngày vào thời điểm này.
Lời khuyên cho mẹ :
- Mẹ thường chỉ tập trung mua sắm cho em bé mà nhiều khi quên mất chính mình. Nên chăm sóc bản thân mình và thi thoảng có thể có một chút “quỹ đen” cũng không sao. Những chỗ tiền giấu riêng ấy lại thường là điều khiến nhiều bà mẹ vui nhất mỗi khi ngân sách gia đình bị hạn hẹp.
- Mẹ cần nắm rõ chu trình hoạt động và nghỉ ngơi của em bé trong bụng. Nếu có gì thay đổi, hơn ai hết, mẹ phải là người biết rõ cái gì là bình thường, cái gì không dựa vào những cử động của con. Bây giờ dạ con của mẹ đang khá là chật chội nên sẽ không còn những cú trở nhào hay lật người vốn rất thường xuyên trước đây. Bù lại, mẹ sẽ được “tận hưởng” hàng ngày những cú đá từ hai bàn chân khỏe khoắn, những cú chỏ vào mạn sườn, hay những cú đạp vào bàng quang của mẹ. Hãy dành thời gian thư giãn với những chuyển động của em bé. Cho dù điều này là khó hình dung với mẹ ngay lúc này, nhưng sự thực là nhiều mẹ nói rằng, sau khi con đã ra đời, họ thấy nhớ cái cảm giác có em bé cứ cử động bên trong bụng mình. Thực sự sẽ rất tuyệt đấy !
- Bài tập xương chậu – sàn nhà sẽ giúp các cơ hỗ trợ bàng quang của mẹ khỏe hơn.
-Sưu Tầm/Tổng Hợp-
Loading...