Trong vô vàn cách dạy con của người Nhật, có thể nói giai đoạn kích hoạt 5 giác quan cho trẻ là giai đoạn nền tảng quan trọng nhất. Cha mẹ Nhật cho rằng ở độ tuổi 0-3 tháng tuổi là giai đoạn mà trẻ em phát triển 5 giác quan tốt nhất. Cùng Bầu Bụng Bự tìm hiểu người Nhật dạy con như thế nào nhé !
Kích hoạt Thị Giác :
Xung quanh giường của trẻ sơ sinh nên có những bức tranh cảnh quan nổi tiếng thế giới. Mẹ nên để bé yêu trong một môi trường nhiều màu sắc phong phú. Trên kệ, bày đồ chơi có màu sắc tươi sáng hoặc các khối gỗ.
Nếu bé cưng của các mẹ dưới một tháng tuổi, hãy để cho con nhìn vào những bức hình kẻ sọc đen và trắng, 3 phút mỗi ngày, liên tục trong một tuần. Khả năng tập trung của bé, từ chưa đầy 5 giây, sẽ tăng lên 60-90 giây. Khả năng tập trung sẽ có liên quan đến mọi thứ phải học sau đó. Đó là nền tảng của việc học.
Ở dưới 9 tháng tuổi, hệ thần kinh chưa phát triển đầy đủ. Bé cưng không thể phân biệt được các màu đỏ, xanh lá cây và màu vàng. Nếu trong 6 tháng tuổi, bé đã chán sọc ngang và sọc, chuyển sang sọc với lưới nhỏ hơn (từ 6 cm xuống đến 2 cm). Nếu em bé không còn quan tâm, mẹ hãy cho bé nghỉ vài ngày hoặc vài tuần.
Mẹ cũng nên dán các chữ cái gần giường của bé. Các chữ cái nên được in màu đỏ, to, rõ ràng. Trẻ sẽ quen dần với mặt chữ khi bé lớn lên. Cho bé nhìn bảng chữ cái, mỗi ngày một lần, 2-3 giây mỗi lần và lặp lại.
Kích hoạt Thính giác :
Cũng đơn giản thôi, mẹ chỉ cần cho bé nghe nhạc mỗi ngày. Mỗi lần nghe khoảng 15 phút và 30 phút mỗi ngày. Cho bé nghe các bài nhạc nhẹ nhàng với âm lượng không quá lớn. Khi bé nghe nhạc, bé bế nằm và đu đưa nhẹ nhàng theo nhịp nhạc. Cần lưu ý rằng nếu trẻ nghe băng hay đĩa CD trong một thời gian dài, bé sẽ bị trơ lì do tiếp xúc với âm thanh điện tử nhiều hơn mà không phải tiếng nói thực sự của cha mẹ.
Quan trọng nhất đó là bố mẹ cần phải nói chuyện nhiều với bé sau khi sinh. Khi cho bé ăn, thay tã hoặc tắm, nhẹ nhàng nói chuyện với bé. Trong khi thay tã lót, nắm tay và nói rằng “Đây là bàn tay, bàn tay, bàn tay”, liên tục trong vài ngày rồi đổi sang các bộ phận khác trên cơ thể. Thời gian khác, giơ quả bóng hoặc búp bê và nói “Đây là quả bóng, quả bóng, quả bóng”, “Đây là con búp bê, búp bê, búp bê”. Đó cũng là cách để kích thích cả thị giác của bé mà không làm bé quên mất giọng nói của bố mẹ.
Kích hoạt Xúc Giác :
Mẹ có biết, kể từ khi sinh ra em bé đã bắt đầu học rất nhiều điều và ghi nhớ rất kỹ lưỡng trong bộ nhớ những gì bé thấy, những gì bé nghe được để hình thành tư duy rõ ràng trong não.
Bú sữa mẹ, đây là bài học cảm nhận đầu tiên của trẻ sơ sinh. Hãy cẩn thận quan sát chuyển động của bé khi tìm vú mẹ, ngậm núm vú trong miệng và mút sữa. Ở lần đầu tiên, bé thường chạm cằm hoặc mũi của mình vào bộ ngực của mẹ và khó để đưa núm vú vào miệng của mình một cách chính xác. Nhiều bà mẹ sử dụng bàn tay để giúp đỡ trẻ, nhưng thực tế các em bé có thể tự điều chỉnh một cách nhanh chóng.
Mẹ nên chạm núm vú vào các vị trí khác trên khuôn mặt trẻ sơ sinh như môi, miệng, hàm trên, hàm dưới, cằm, má phải và má trái. Điều đó làm cho em bé nhanh chóng học được cách điều chỉnh, cảm thấy vị trí trên-dưới, phải-trái.
Không chỉ với núm vú như trên, mẹ cũng có thể sử dụng ngón tay, khăn để chà nhẹ lên hàm trên, hàm dưới của trẻ sơ sinh. Bé sẽ biết cảm giác khi liếm và cắn những thứ này và sẽ không có hành động giống như mút núm vú của mẹ.
Kích hoạt Vị Giác :
Nhấp vào khăn một ít nước mát, nước lạnh, nước ngọt, nước mặn và nước chua. Chấm vào đầu lưỡi cho bé cảm nhận thử. Đây là cách rất tốt để kích hoạt vị giác.
Kích hoạt khứu giác :
Hãy để em bé ngửi hương thơm của hoa. Sau dần, bé sẽ có xu hướng hướng người về phía mùi thơm. Nếu trẻ được ngửi các mùi khác nhau, khứu giác sẽ phát triển rất nhạy.
Chúc bố và mẹ thành công !
-Sưu Tầm/Tổng Hợp-
Leave a Comment
Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.