HomeThai kỳ 9 thángDinh dưỡng mẹ và béChế độ dinh dưỡng cho mẹ từ tháng thứ 6 cho đến...

Chế độ dinh dưỡng cho mẹ từ tháng thứ 6 cho đến ngày về đích !

Giai đoạn từ tháng thứ 6 đến những tháng cuối thai kỳ là giai đoạn thai nhi phát triển rất nhanh, bà bầu sẽ cảm thấy đói liên tục và cần bổ sung thêm nhiều dưỡng chất hơn nữa. Dưới đây là gợi ý về chế độ dinh dưỡng tuyệt hảo dành cho bà bầu trong giai đoạn này:

CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CHO BÀ BẦU THÁNG THỨ 6:

Đến tháng thứ 6 là bà bầu đã hoàn thành 2/3 chặng đường mang thai của mình. Đây là thời gian bạn cảm thấy đói liên tục do bé con lớn hơn và cần nhiều dinh dưỡng hơn. Từ đầu thai kỳ đến cuối tháng thứ 6, bạn nên tăng được 6 – 8 kg.

Lời khuyên về dinh dưỡng cho mẹ bầu trong tháng này:

– Đáp ứng cơn đói bằng thực phẩm lành mạnh, tốt nhất nằm trong nhóm thực phẩm thiết yếu như ngũ cốc, rau, trái cây, sữa, chế phẩm từ sữa, thịt và các loại đậu, hoặc có thể bổ sung thêm chất béo lành mạnh.

– Chọn thực phẩm chứa carbohydrate nâu như yến mạch, gạo nâu, vì chúng giàu vitamin, khoáng chất, chất xơ giúp ngăn ngừa chứng táo bón khi mang thai.

che-do-dinh-duong-tuyet-hao-danh-cho-ba-bau-tu-thang-thu-6-den-thang-cuoi-thai-ky

Hình ảnh minh họa

– Vẫn tiếp tục uống thêm vitamin do bác sĩ chỉ định.

CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CHO BÀ BẦU THÁNG THỨ 7:

Đến tháng thứ 7, bà bầu bắt đầu phải đối mặt với nhiều tác dụng phụ của thai kỳ. Để vượt qua giai đoạn này một cách suôn sẻ, bạn có thể tham khảo những lời khuyên hữu ích sau về chế độ dinh dưỡng:

Hiện tượng ợ nóng: Là do áp lực của tử cung vào dạ dày tạo ra axit trong dạ dày trào ngược lên thực quản. Để ngăn ngừa chứng ợ nóng, bạn không nên để dạ dày rỗng trong thời gian dài. Khi ăn, tuyệt đối không ăn quá no. Thay vào đó, ăn thức ăn nhẹ nhưng bổ dưỡng 3 giờ/lần, tránh thức ăn chiên, nhiều dầu mỡ và thức ăn cay. Cố gắng ngủ với gối cao.

Phù nề chân tay: Khả năng tích nước của cơ thể tăng lên do bạn nạp nhiều natri từ muối trong thực phẩm đóng hộp, nước sốt, dưa chua, khoai tây chiên. Vì vậy, nhớ đừng ăn thực phẩm dạng này. Ngoài ra, vận động, đi lại nhẹ nhàng để máu lưu thông tốt hơn.

Táo bón trong khi mang thai: Mức độ hormone thay đổi làm chậm quá trình tiêu hóa, vì vậy bạn nên bổ sung thêm nhiều chất xơ để ngăn ngừa táo bón. Uống nhiều nước cũng rất cần thiết.

Mệt mỏi và buồn ngủ: Ở tháng thứ 7 của thai kỳ, bà bầu rất dễ bị thiếu máu với triệu chứng đi kèm là mệt mỏi, buồn ngủ. Điều này có thể là do lưu lượng máu tăng lên, nhưng bạn lại không bổ sung đủ dưỡng chất cần thiết. Do đó, bạn cần ăn nhiều thịt gà, thịt đỏ, các loại đậu, rau xanh, và đừng quên bổ sung vitamin C cho dễ hấp thụ.

CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CHO BÀ BẦU THÁNG THỨ 8:

Bà bầu đang tiến gần đến cuối hành trình mang thai. Đây là thời gian bạn cần dành thời gian để thư giãn, nghỉ ngơi và tận hưởng nhiều nhất có thể. Lúc này, bạn cần nên quan tâm đến chế độ dinh dưỡng tốt cho cả thai nhi và cho con bú sau này.

Hình ảnh minh họa

Tầm quan trọng của omega 3 trong 3 tháng cuối thai kỳ là không thể phủ nhận. Sự tăng trưởng và phát triển trí não của trẻ diễn ra nhanh nhất trong giai đoạn tháng thứ 8 của thai kỳ. Bạn có thể bổ sung thực phẩm giàu chất béo lành mạnh từ các loại hạt, quả óc chó, cá hồi… Tư vấn bác sĩ để nạp omega 3 từ các nguồn vitamin bổ sung khác.

CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CHO BÀ BẦU THÁNG CUỐI THAI KỲ:

Tháng cuối thai kỳ là thời gian bà bầu sẽ tương đối bận rộn để chuẩn bị cho việc chào đời của bé con, vì vậy chuyện lơ là ăn uống tất nhiên sẽ diễn ra. Thực tế, 4 tuần cuối, thai nhi phát triển nhanh với tốc độ chóng mặt. Đó là lý do vì sao bà bầu vẫn phải duy trì chế độ ăn uống đa dạng và nhiều dinh dưỡng.

Đến gần cuối tháng 9, bạn nên tăng khoảng 11 – 15 kg tính từ đầu thai kỳ đến giai đoạn này. Lời khuyên bổ ích dành cho bà bầu tháng cuối như sau:

Chia nhỏ bữa ăn thành 5 – 6 bữa thay vì 3 bữa chính. Tránh bỏ bữa, nhịn ăn trong thời gian dài.

Bổ sung thêm nhiều thực phẩm giàu canxi để giữ hệ xương chắc khỏe, đồng thời chuẩn bị cho việc tạo sữa cho con bú sau này.

Uống nhiều nước, tránh ăn mặn để ngăn ngừa chứng phù nề.

Cố gắng không ăn đồ ăn giàu chất béo, nhiều dầu mỡ, để tránh tăng cân quá nhiều.

Bổ sung thêm nhiều chất béo lành mạnh.

Ăn thêm rau, trái cây ngăn ngừa táo bón.

Không được quên chất sắt cho thực đơn ăn uống trong tháng cuối thai kỳ để ngăn ngừa thiếu máu, thiếu sắt.

Ăn 2 phần cá béo mỗi tuần để bổ sung thêm omega 3 giúp trí não bé phát triển toàn diện.

Uống vitamin bổ sung theo đơn của bác sĩ.

Tránh ăn đồ sống, chưa chín, phô mai chưa tiệt trùng để ngăn ngừa nguy cơ sẩy thai, sinh non.

Chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh !
-Sưu Tầm/Tổng Hợp-
Nguồn : http://www.webtretho.com/forum/f13/che-do-dinh-duong-tuyet-hao-danh-cho-ba-bau-tu-thang-thu-6-den-thang-cuoi-thai-ky-2364175/
Loading...
Must Read
Related News