Mẹ sẽ phải hối hận nếu bỏ qua quy tắc này khi cho con bú !

Việc cho con bú sữa mẹ tưởng chừng đã là việc đơn giản nhất, nhưng chỉ cần sai một li là đi cả dặm, hậu quả con trẻ phải chịu vì sai lầm của mẹ thật đáng tiếc. Vì sao Bầu Bụng Bự lại nói như vậy? Cùng đọc chia sẻ của một mẹ trẻ lần đầu nuôi con dưới đây để hiểu rõ hơn nhé !
Em vừa sinh con cách đây 2 tháng. Con em không chịu bú mẹ trực tiếp mà cứ đòi bú bình không hà. Vậy là em phải học cách vắt sữa bằng tay, rồi đổ vào bình cho con bú. Mà con em nó quái lắm cơ! Cứ phải mẹ ra tay đút cho bú thì mới chịu. Mỗi lần bà cho bú để em ngồi vắt sữa thì bình sữa chỉ vơi đi có phân nửa thôi ! Thế là bà tiếc, cứ cất sữa lại trong tủ lạnh cho cháu bú tiếp vào cữ sau.

Các mẹ biết đó, mỗi cữ bú của mỗi bé cũng phải cách ít nhất 2 tiếng đồng hồ. Hôm nào em nhớ còn bỏ vào tủ lạnh trữ, chứ bữa nào mà ngủ quên cũng để bình sữa vậy. Khổ cái, nhiều khi con khóc, tỉnh giấc giữa chừng, mẹ thương em cứ vậy để em ngủ mà không lay dậy vắt sữa mới. Thế là cứ bình sữa bỏ lăn lóc lại tiếp tục lấy đó, cho cháu bú ngon lành. Mấy lần vậy rồi á! Hu hu, con em bú xong toàn bị té re, đi tiêu chảy, phải uống mấy ngày thuốc mới thôi. Vậy mà nhắc bà rồi bà cũng cứ tiếc và chứng nào tật nấy. Em lo muốn chết đây này!

Em biết bà không cố ý nhưng cái này sẩy ra cái là bé chết như chơi chứ không xem thường được đâu.

 

Hình ảnh minh họa

 

Đã từng có bé bị chết vì bú sữa mẹ không được bảo quản đúng cách rồi đó. Vào ngày 09 tháng 06 năm 2016, 3:30 phút sáng, bà mẹ Jamie Nicole Shears đã phải đưa đứa con sơ sinh của mình là Axel nhập viện cấp cứu trong tình trạng nguy kịch. Trước đó, bé vẫn bú mẹ bình thường nhưng rồi sau đó không lâu, bé đột ngột bỏ bú, sốt cao và gần như mê man. Trên suốt chặng đường đi đến bệnh viện, hai vợ chồng chị đã cố làm mọi cách để hạ sốt cho con từ việc cho bú nhiều đến đắp khăn ướt… nhưng vẫn không thay đổi được gì nhiều. Đến lúc nhập viện thì người bé đã xanh nhợt và ngừng thở.

Không ai hiểu chuyện gì đang xảy ra, kể cả bố mẹ của Axel nhưng sau khi tiến hành các xét nghiệm, bác sĩ đã phát hiện ra bé đã nhiễm trùng Cronobacter. Đây là một loại vi khuẩn dẫn đến bệnh viêm màng não và viêm ruột hoại tử ở trẻ sơ sinh mà nguyên nhân rất có thể là do sữa mẹ sau khi vắt và bảo quản hoặc sữa công thức sau khi pha đã sự nhiễm bẩn. Nói một cách dễ hiểu là vi khuẩn này có thể sinh ra trong quá trình sữa mẹ hoặc sữa công thức để bên ngoài hoặc bảo quản không đúng. Trong môi trường nhiệt phù hợp, nó có thể sản sinh, thông qua đường ăn uống mà xâm nhập vào cơ thể của bé. Vốn là những đứa trẻ có sức đề kháng kém, các bé sơ sinh dù có kiên cường chiến đấu cỡ nào cũng khó thoát khỏi tay thần chết một khi đã bị vi khuẩn này xâm nhập.

Bố mẹ của bé Axel cũng nói bé rất ít cơ hội sống sót, trong 9 ngày ở bệnh viện, bé vẫn luôn liên tục chiến đấu, chiến đấu… rất kiên cường… và mạnh mẽ. Thế nhưng, rốt cuộc thì cơ thể nhỏ bé của con cũng không thể chống chọi nổi. Vào lúc 11:15 phút, bé đã từ biệt mọi người và ra đi mãi mãi.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh, Cronobacter tuy hiếm gặp nhưng một khi đã mắc phải thì cơ hội sống của trẻ sơ sinh rất ít. Điều đáng nói là việc nhiễm khuẩn Cronobacter lại có liên quan trực tiếp đến việc bảo quản sữa mẹ và pha chế sữa công thức.

Vi khuẩn Cronobacter có thể gây nhiễm trùng nghiêm trọng máu (nhiễm trùng huyết) hoặc viêm màng não (viêm lớp màng bảo vệ não và cột sống). Sau khi xâm nhập vào cơ thể trẻ sơ sinh, nó sẽ bắt đầu gây sốt cao và đi kèm các triệu chứng bú kém, khóc quấy nhiều hoặc rất mệt mỏi và kém linh hoạt. Vì vậy, các mẹ nào mà thấy con mình có những dấu hiệu này, phải lập tức đưa con đi bác sĩ ngay nhé!

Vì đây là một bệnh diễn tiến nhanh và rất nguy hiểm nên cách tốt nhất chính là phải bảo vẹ bé thôi các mẹ ạ! Đây là những hướng dẫn y tế được đưa ra cấp bách sau trường hợp bé Axel chết vì nhiễm khuẩn Cronobacter, các mẹ xem cẩn trọng nha!

1. Tạo điều kiện tốt nhất để bé bú mẹ trực tiếp. Nếu bảo quản sữa mẹ, phải trữ đông và bảo quản theo đúng quy trình, thời lượng.

Hình ảnh minh họa
2. Với sữa công thức, chú ý pha đúng, pha đủ và bảo đảm quy trình vệ sinh kỹ lưỡng. Không tự ý pha nhiều sữa hơn hay nhiều nước hơn so với hướng dẫn trên bao bì mỗi loại sữa để tránh trẻ bị nhiễm độc.

3. Dù là cho bé bú mẹ hay sữa công thức, phải luôn nhớ rửa tay sạch sẽ trước khi cho bé bú. Nước dùng để pha sữa cũng phải đảm bảo là nước nóng vừa để nguội chứ không phải nước sôi để qua ngày.

4. Các tổ chức y tế cũng khuyên các bậc cha mẹ nên cho bé uống hết sữa trong vòng 2 tiếng kể từ lúc pha hoặc vắt. Không vì tiếc sữa thừa còn lại mà để bé lâm vào tình trạng nguy hiểm. Nếu muốn trữ sữa, phải để sữa vào tủ lạnh và bảo quản trong vòng 24 giờ.

-Sưu Tầm/Tổng Hợp-
Nguồn : http://www.webtretho.com/forum/f854/be-so-sinh-9-ngay-chet-tham-sau-khi-bu-sua-me-va-nguyen-nhan-sau-do-khien-me-chet-lang-vi-sai-lam-2413984/
Loading...
Tags:
Leave a Comment