Nhận biết cơn co giả và chuyển dạ

Trước khi thực sự chuyển dạ và bước vào quá trình sinh nở, mẹ có thể trải qua một vài cơn co giả rất dễ nhầm với chuyển dạ (nhất là nếu mẹ mang thai lần đầu chưa có kinh nghiệm). Hãy tìm hiểu về những cơn co giả này nhé! Cơn co giả Braxton Hicks là gì?

Cơn co giả Braxton Hicks là những cơn gò tử cung xuất hiện từ tuần thứ 6 của thai kỳ, dù vậy bạn sẽ không thể cảm thấy chúng ở giai đoạn sớm của thai kỳ. Bạn cũng không thể cảm nhận được những cơn gò này cho đến sau tam cá nguyệt thứ hai, và không phải mọi phụ nữ mang thai đều cảm nhận được những cơn gò Braxton Hick. Tên của những cơn gò này được đặt theo vị bác sĩ người Anh lần đầu mô tả về chúng vào năm 1872 – John Braxton Hicks.

Theo quá trình mang thai, các cơn co Braxton Hicks có xu hướng xuất hiện nhiều và rõ hơn, nhưng trước khi bạn bước sang vài tuần cuối cùng của thai kỳ, chúng hầu như xảy ra không thường xuyên, không theo nguyên tắc hay nhịp điệu nào cả và thường cũng không gây đau đớn. Dù vậy, đôi khi biểu hiện các cơn co Braxton Hicks khó phân biệt với các dấu hiệu sớm của sinh non.

( Hình ảnh minh họa – nguồn Internet )

Đừng quá căng thẳng với chúng và cũng đừng cố tự chẩn đoán cho mình. Nếu bạn chưa đến 38 tuần thai và trải qua hơn 4 con co trong vòng 1 giờ – hoặc kèm những triệu chứng khác của sinh non (tham khảo cuối bài) – hãy gọi cấp cứu ngay.

Vào thời gian khoảng 2 tuần trước ngày dự sinh, cổ tử cung của bạn có thể bắt đầu “chín” và mềm dần để chuẩn bị cho quá trình sinh nở. Những con gò của bạn có thể kéo dài hơn và cũng thường xuyên hơn, chúng cũng có thể gây ra chút khó chịu cho bạn. Không giống như những cơn gò không đau và không thường xuyên trong giai đoạn đầu của thai kỳ, nhưng con gò ở giai đoạn này có thể khiến cổ tử cung của bạn mỏng đi và giãn nở ra một chút. Giai đoạn này có thể được gọi là giai đoạn tiền chuyển dạ.

Làm sao để phân biệt giữa con co giả và cơn co chuyển dạ?

Trong vài ngày hoặc vài tuần trước ngày sinh, các cơn gò Braxton Hicks xuất hiện thường xuyên hơn, có nhịp điệu, tương đối gần nhau và thậm chí gây đau khiến bạn dễ lầm tưởng rằng đang đau đẻ. Nhưng không giống đau đẻ, trong suốt giai đoạn đau đẻ giả, các cơn co không trở nên dai dẳng hơn, không tăng cường độ và không xuất hiện gần nhau hơn.

Làm gì khi cơn co giả làm bạn khó chịu?

Nếu chỉ còn vài tuần nữa là đến ngày dự sinh của bạn, hãy thử áp dụng những biện pháp sau để xoa dịu sự khó chịu do cơn co Braxton Hicks gây ra:

– Thay đổi hoạt động và tư thế. Có lúc, đi bộ giúp làm giảm khó chịu do cơn co, cũng có lúc nghỉ ngơi lại khiến bạn dễ chịu hơn. (Mặt khác, với con co chuyển dạ thật, cơn đau sẽ không thuyên giảm dù cho bạn có làm gì

– Tắm nước ấm để cơ thể thả lỏng;– Uống 1-2 cốc nước, vì đôi khi cơn co có thể do mất nước

( Hình ảnh minh họa – nguồn Internet )


– Tập vài động tác thư giãn hoặc thở chậm và sâu. Cách này không giúp ngăn chặn cơn co Braxton Hicks nhưng có thể khiến bạn cảm thấy dễ chịu hơn. (Hãy tranh thủ cơ hội này mà tập thở như trong các lớp tiền sản để kiểm soát cơn đau trong quá trình sinh nở.)

Khi nào bạn nên đến bệnh viện?

Hãy đến bệnh viện ngay nếu bạn chưa đến 37 tuần thai và bạn có những cơn gò ngày càng liên tục, có nhịp điều hoặc đau đớn, hoặc nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu nào khác có thể cảnh báo sinh non như:

– Đau bụng như đau hành kinh, hoặc có hơn 4 cơn gò trong 1 giờ (nếu chúng không gây đau);

– Chảy hoặc rỉ máu âm đạo;

– Tăng tiết dịch âm đạo hoặc dịch âm đạo thay đổi – nếu nó trở nên lỏng hơn, nhầy hơn, hoặc có lẫn máu (dù chỉ là chút vết hồng hay nhuốm màu máu

– Tăng áp lực lên vùng chậu (có cảm giác em bé đang tuột xuống)

– Đau lưng dưới, đặc biệt nếu đau theo nhịp hoặc nếu bạn chưa từng bị đau lưng trước đây.

– Nếu đã vượt qua 37 tuần thai, bạn không nhất thiết phải nhập viện chỉ vì các cơn co cho đến khi chúng kéo dài khoảng 60 giây trở lên mỗi lần, cách nhau mỗi 5 phút và tiếp tục như thế trong cả giờ đồng hồ – trừ khi bác sĩ của bạn có những chỉ dẫn khác.

 

-Sưu Tầm/Tổng Hợp-

Nguồn : http://www.webtretho.com/forum/f3704/nhung-con-co-gia-truoc-khi-chuyen-da-1713493/

Loading...
Tags:
Leave a Comment