9 tháng 10 ngày mang nặng đẻ đau mong ngóng con chào đời rồi tự tay giết chết con do mình dứt ruột sinh ra? Người đời trách móc, bản thân sau khi tỉnh táo thì hối hận hóa điên…vì sao nên cơ sự vậy?
Hội chứng trầm cảm
Trầm cảm ở mẹ sau sinh không chỉ ảnh hưởng đến chính bản thân mẹ, đến những người thân xung quanh và đặc biệt là em bé. Trầm cảm khiến mẹ bị sụt cân, suy dinh dưỡng, tinh thần không ổn định, suy nhược thần kinh, hoang tưởng dễ dẫn đến những hành vi nguy hiểm. Bạn có biết, có đến 41.2% người có ý nghĩ hoặc hành vi tự tử khi bị trầm cảm sau sinh.
( Hình ảnh minh họa )
Chính việc trầm cảm của mẹ cũng khiến những người thân xung quanh gặp rắc rối, đặc biệt là với em bé. Trầm cảm sau sinh có thể ảnh hưởng đến sợi dây tình cảm giữa mẹ và bé. Ảnh hưởng đến hành vi của bé sau này như bé dễ kích động, tăng hoạt động. Ngoài ra, mẹ trầm cảm sau sinh khiến bé bị chậm trong việc phát triển nhận thức, gặp khó khăn trong những mối quan hệ xã hội, cách cư xử bất thường, bé cũng gặp những vấn đề về cảm xúc như tự ti, dễ lo âu, sợ hãi và có nguy cơ bị trầm cảm cao.
Vậy biểu hiện của hội chứng trầm cảm là gì?
Theo TS.Tô Thanh Phương, Phó giám đốc Bệnh viên Tâm thần Trung ương I, dấu hiệu mẹ bị trầm cảm sau sinh rất dễ nhận biết:
- Mẹ sẽ không tươi tỉnh, hay buồn rầu, chản nản và tình trạng này kéo dài trên 2 tuần.
- Bên cạnh đấy, những người mắc chứng trầm cảm sau sinh sẽ giảm nhiệt tình, hứng thú, không có đam mê với những sở thích trước kia. Bao giờ mẹ cũng cảm thấy mệt mỏi, đặc biệt vào buổi sáng ngay cả khi làm những việc đơn giản, nhỏ nhẹ.
- Các triệu chứng khác cũng thể hiện trầm cảm sau sinh như mẹ cảm thấy bi quan, tự ti, chán nản về tương lai, không muốn ăn, chán ăn, ngủ không đủ giấc, bị mất ngủ, rối loạn giấc ngủ, nghiêm trọng hơn là có ý nghĩ và hành vi tự sát.
Nguyên nhân dẫn đến trầm cảm
Thay đổi về nội tiết:
- Sau khi sinh, lượng estrogen và progestrogen bị giảm đột ngột đi kèm với việc hormones tuyến giáp bị giảm.
- Bên cạnh đấy, quá trình sinh con khiến thể tích máu, huyết áp, hệ miễn dịch và chuyển hóa trong cơ thể mẹ thay đổi gây nên cảm gây nên cảm giác mệt mỏi và trầm cảm.
( Hình ảnh minh họa )
Mâu thuẫn gia đình, lo lắng từ phía mẹ
- Mâu thuẫn từ việc chăm sóc bé, căng thẳng về vấn đề tài chính, sự thờ ơ, thiếu giúp đỡ của người thân là những nguyên nhân hàng đầu ảnh hưởng xấu đến tâm lý của mẹ.
- Giai đoạn nuôi con, đặc biệt là với những bà mẹ sinh con đầu lòng sẽ có nhiều lo lắng, đặc biệt là mối nghi ngại liệu bản thân có chăm sóc được con hay không cũng khiến mẹ rơi vào trầm cảm, mất hứng thú sống và không kiểm soát được cuộc sống của bản thân.
Yếu tố di truyền, yếu tố lặp lại
- Nếu trong gia đình mẹ có người thân bị trầm cảm thì nguy cơ trầm cảm sau sinh của chính bản thân người phụ nữ ấy rất cao.
- Ngoài ra, nếu mẹ đã từng bị trầm cảm sau sinh từ lần sinh con trước, thì có đến 50% nguy cơ lặp lại ở kì sinh nở lần tiếp theo.
- Mẹ có tiền sử trầm cảm ngoài thai kỳ thì nguy cơ trầm cảm sau sinh là 25%. Trong quá trình mang thai mẹ ngưng dừng thuốc trầm cảm thì có đến 68% nguy cơ mẹ sẽ trầm cảm sau sinh, và nguy cơ sẽ là 25% đối với những mẹ tiếp tục dùng thuốc.
Căng thẳng có trong thời gian trước
- Mẹ bị ốm trong quá trình mang thai, hai vợ chồng hiếm muộn, thất nghiệp, gặp khó khăn khi sinh con, đẻ non.
- Những vấn đề khó nói như thai kỳ không mong muốn, giới tính thai nhi, trước đấy vợ chồng bất hòa, mâu thuẫn với mẹ chồng đều là những nguyên nhân khiến mẹ căng thẳng, ức chế dẫn đến trầm cảm.
Thiếu chất dinh dưỡng, thiếu ngủ
Sau khi sinh, mẹ tập trung chăm sóc con nên nhiều người còn không có thời gian dành cho bản thân. Con quấy khóc khiến mẹ ngủ không đủ giấc, thời gian dành cho ăn cũng không có khiến thiếu hụt chất dinh dưỡng. Chính những điều này góp phần khiến mẹ cảm thấy bực bội, mệt mỏi và căng thẳng.
Phòng bệnh hơn chữa bệnh
Ngay từ trong thai kỳ, các mẹ hãy cố gắng sắp xếp thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn, đừng quá căng thẳng và suy nghĩ quá nhiều về việc phải làm mẹ như thế nào, chúng ta còn cả một thời gian dài để học mà, có ai sinh ra đã là mẹ thông thái đâu !
Ngoài ra các mẹ cũng có thể nghe nhạc thư giãn vừa giúp con thông minh, tham gia các hội nhóm, diễn đàn dành cho các bà mẹ, chia sẻ, tâm sự cùng chị em. Và đừng quên những người luôn sát cánh bên bạn, luôn yêu thương bạn, đó là chồng, là bố mẹ, là gia đình, bạn có rất nhiều chỗ dựa mà đúng không.
Bạn cũng có thể tặng bản thân những buổi massage dành cho phụ nữ sau khi sinh để thư giãn. Việc massage đúng cách sẽ không những có thể giúp bạn giảm các cơn đau khớp, giảm bớt tình trạng nhức mỏi mà còn là một liệu pháp giúp bản thân giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi, trầm cảm, mang lại tinh thần sảng khoái, thoải mái, bạn sẽ có một giấc ngủ thật sâu. Massage trong quá trình mang thai còn giúp lưu thông máu, tăng cường cung cấp oxi cho con yêu lúc đang trong bụng bạn nữa đó.
Chúc các mẹ luôn mạnh khỏe, bé yêu luôn ngoan !
Sưu Tầm/Tổng Hợp
Leave a Comment
Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.