Cha mẹ sinh con ai cũng đều mong con mình mọi thứ đều xinh đẹp, hoàn hảo. Nhất là bà ngoại, bà nội lại càng thích cháu mình đẹp hơn cháu người khác nên bao nhiêu mẹo truyền lại từ đời xưa các bà áp dụng hết không bỏ sót. Cũng vì vậy mà nhiều tác hại không ngờ đến đã xảy ra.
Chuyện kể là mẹ bé Xoài ( nhân viên bán hàng 1 shop đồ tại tp. HCM ) ngày nào cũng được mẹ chồng lụi cụi nhóm bếp, quạt than để mang vào phòng cho chị nằm ép bụng, xông hơ. Sau khi chị xông hơ xong, bà còn kéo lò ra ngoài, cho tay mình hơ qua than hồng và vuốt khắp mình con bé từ mũi, trán, tay, chân cho đến cả mắt. Mỗi lần vuốt đến chỗ nào bà lại đọc câu thần chú “Bà vuốt… con cho con sau này được…”
Bé sơ sinh nào cũng có thể bị chân vòng kiềng
Trên thực tế, trẻ sơ sinh bình thường khi chào đời thì hai chân bé đã bị cong do ảnh hưởng bởi tư thế bào thai. Các dị tật ở chân trẻ sơ sinh thường là: vẹo cong chân, chân vòng kiềng, chân quặt quẹo hoặc bẹt bàn chân… Trong số này, tật chân vòng kiềng có thể tự khỏi sau 3 tuổi, khi cơ thể bé tự điểu chỉnh trở lại.
Đây là trường hợp chân cong do sinh lý nên dù không cần trị, chân trẻ cũng tự động trở về hình dáng bình thường đến năm 3 tuổi. Tuy nhiên cũng cần theo dõi bé đến 5-6 tuổi để biết phải can thiệp đúng lúc.
Chân vòng kiềng sinh lý không cần điều trị cũng tự khỏi
Việc nắn bóp chân cho bé chỉ là giải pháp tạm thời, không có tác dụng cải tạo cấu trúc xương. Nếu càng cố sẽ chỉ khiến con bị viêm cơ, bầm tím, thậm chí còn làm bé bị trật xương nếu nắn kéo mạnh tay và không đúng cách. Nếu không phát hiện kịp thời hậu quả của việc nắn kéo, chân bé thậm chí còn bị tật về sau
( Hình ảnh minh họa )
Còn giả như bé bị cong chân với các nguyên nhân bệnh lý như bị nhuyễn xương (thiếu vitamin D), nhiễm trùng xương, nhất là vùng sụn có vấn đề… thì các bố mẹ phải nhanh chóng cho bé chữa trị.
Các giải pháp chữa chân vòng kiềng an toàn và hiệu quả
Để chữa chân vòng kiềng cho bé, tốt nhất nên cho bé tắm nắng và bú mẹ nhiều hơn để đảm bảo bé có đủ vitamin D giúp cơ thể tự điều chỉnh theo thời gian. Nếu cần thiết, phải bổ sung thêm vitamin D cho bé theo chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, tránh tập cho trẻ đứng hoặc đi quá sớm khi hệ xương chưa đến tuổi hoàn thiện nhằm tránh ảnh hưởng đến cấu trúc xương của chân.
Khi bé lớn, bố mẹ hãy tập cho bé hình thành thế ngồi, đứng và đi như sau:
- Không ngồi tư thế W
- Không đứng bẻ cong chân về sau
- Không đi chân hai hàng hoặc bước xiên vẹo.
Tập bài tập cho cơ bắp trong săn chắc:
Dạng hai chân bé rộng bằng vai sao cho chân hơi khum vào bên trong. Sau đó, đếm 20 cái theo nhịp để bé đứng lên ngồi xuống nhưng không ngồi bệt hẳn xuống sàn. Duy trì bài tập mỗi ngày và ngày từ 2-4 lần.
Còn nếu bé cong chân do còi xương bởi yếu tố di truyền, bố mẹ nên đưa bé đến điều trị sớm tại các chuyên khoa nội tiết.
Nếu chân vòng kiềng là dị tật bẩm sinh, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ hoặc mất vẻ thẩm mỹ, bố mẹ có thể can thiệp bằng cách áp dụng phương pháp bó nẹp, bó bột hoặc phẫu thuật sắp lại xương khi bé đủ 3 tuổi. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là những cách sau cùng khi các biện pháp khác tỏ ra không hiệu quả.
Sưu Tầm/Tổng Hợp
Theo TT
Leave a Comment
Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.