Thói quen hay tật ngậm mút tay ở trẻ rất thường thấy, nhất là trẻ sơ sinh. Nhiều cha mẹ cố gắng ngăn con có thói quen này nhưng không hiểu rằng ngậm mút tay lại là biểu hiện cho nhiều dạng tâm lý khác nhau ở trẻ em.
Giải mã thói quen mút tay của trẻ :
Từ 2 – 3 tháng tuổi, bé bắt đầu có thói quen mút tay. Khi bé sơ sinh mút tay đó chính là dấu hiệu về sự phát triển trí lực của bé. Mút tay là một cách bé học tập và chơi, lúc đầu bé sẽ đưa cả bàn tay vào miệng rồi dần dần đưa 3 ngón tay, 2 ngón tay và cuối cùng khi não bộ phát triển đến mức độ cao hơn thì bé sẽ chỉ đưa 1 ngón tay vào miệng mà thôi.
Khi bé có thể đưa ngón tay cái vào miệng, chứng tỏ cơ quan điều khiển sự vận động và các cơ bắp của bé có thể phối hợp theo ý muốn. Hành động mút tay ở bé dưới 2 tuổi là dấu hiệu cho biết não bộ của bé đang phát triển và bắt đầu tìm tòi thế giới xung quanh
( Hình ảnh minh họa )
Mút tay có lợi ích gì không?
- Bé nghiện ti mẹ nhưng không phải lúc nào cũng được bú tí. Mút tay giúp bé thỏa mãn cơn ghiền của mình. Khi mút tay, bé sẽ có cảm giác rất bình yên và thoải mái, không cáu kỉnh, gào khóc, sợ sệt…
- Ngoài ra, mút tay có tác dụng kích thích các cơ quan xúc giác, khứu giác và vị giác, giúp thúc đẩy sự phát triển các công năng thần kinh, đồng thời, giúp bé bú sữa mẹ tốt hơn, miệng ngậm chặt vào đầu ty của mẹ hơn….
- Mút tay cũng là cách giúp bé rèn luyện trí thông minh
Lưu ý khi con bắt đầu mút tay :
- Nhìn thấy các bé mút tay, mẹ hãy xem bé ăn đủ no hay chưa để từ đó điều chỉnh lại cách ăn uống phù hợp cho con.
Đa số các bé có thói quen mút tay (ngón cái) và giữ lâu thói quen này làm cha mẹ lo lắng. Nhưng điều này không ảnh hưởng quá lớn đến bé vì mút ngón tay cái ít làm biến dạng cung răng, ngón cái luôn có sẵn và sẵn sàng cho bé, bé có thể tự mình tìm thấy nó bất cứ lúc nào. Mút ngón cái vài lần trong ngày được quan sát thấy ở những đứa trẻ cân bằng nhất. Thói quen này sẽ mất khi bé khoảng 2 tuổi thay vào đó là những thói quen nhỏ khác… - Ngậm mút tay khi bàn tay trẻ chưa được rửa sạch sẽ là yếu tố thuận lợi làm cho trẻ bị lây các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm qua đường tay – miệng như: bệnh tay chân miệng, bệnh cúm, bệnh thủy đậu, nhiễm giun và đặc biệt là các bệnh về đường tiêu hóa. Trẻ ngậm ngón tay quá sâu khiến trẻ dễ bị nôn trớ, nhất là sau khi ăn hoặc bú.
- Ở những trẻ có động tác mút mạnh liên tục, thậm chí nhai hoặc dùng lưỡi đẩy có thể gây ra một số tổn thương ở da ngón tay như da ngón tay bị nứt đi nứt lại, thậm chí lở loét, sẽ tạo điều kiện cho vi trùng bên ngoài xâm nhập vào dưới da sẽ gây viêm da mủ. Mút tay nhiều với thời gian dài, còn gây biến dạng xương ngón tay, tạo nên hình dạng ngón tay bất thường.
Cách ” cai ngậm tay ” cho trẻ :
- Khiến bé chú ý đến đồ vật khác: Ngay khi bé định đưa ngón tay lên miệng, bạn thử đánh lạc hướng bé, bằng cách động viên bé tham gia vào một trò chơi mà bé phải sử dụng cả hai tay.
- Đeo găng có thể hạn chế trẻ mút ngón tay. Có thể bé sẽ la hét và khó chịu ban đầu nhưng dần dần sẽ hết.
- Một phương pháp khác hơi khó chịu một chút nhưng hiệu quả là bôi nước cốt chanh hoặc giấm lên các đầu ngón tay. Vị chua sẽ khiến bé sợ mỗi lần đưa tay lên miệng.
Sưu Tầm/Tổng Hợp
Leave a Comment
Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.