Do đâu mà trẻ sơ sinh có cứt trâu? làm sao để hết?

Nhiều người cho rằng trẻ bị cứt trâu là do người mẹ không chăm sóc bé sạch sẽ. Số khác lại cho rằng trẻ bị cứt trâu là do nhiễm trùng hoặc cơ địa dị ứng. Về phía các chuyên gia, họ vẫn chưa đưa ra một nguyên nhân chính xác nào gây nên hiện tượng nà, vì thế các bố các mẹ càng cảm thấy hoang mang, lo lắng !


Cứt trâu trên đầu trẻ sơ sinh là gì?

Cứt trâu trên da đầu trẻ sơ sinh là cụm từ thường được dùng để mô tả tình trạng viêm da tiết bã hoặc bị tăng tiết bã nhờn trên da đầu, nó còn được gọi là vảy gàu ở những trẻ lớn hơn hay người trưởng thành.

Đây là tình trạng phổ biến liên quan đến trẻ sơ sinh đến khi được khoảng 3 tuổi, nó tạo ra những vảy trắng hoặc vảy vàng trên da đầu của trẻ. Một số trẻ chỉ bị trong khoảng da đầu nhỏ nhưng nhiều trẻ lại bị mọc khắp cả đầu. Nhiều khi, cứt trâu trên da đầu trẻ sơ sinh còn xảy ra trên lông mày, mi mắt, tai, viền mũi, gáy, vùng quấn tã hoặc nách. Trong một số trường hợp trẻ bị chàm hoặc khô da, tình trạng cứt trâu có thể khiến da bị rách chảy máu và chảy một chút nước mủ màu vàng ra ngoài.

( Hình ảnh minh họa – nguồn Internet )

Tình trạng cứt trâu trên da đầu trẻ sơ sinh không phải là bệnh lây truyền và không phải là dấu hiệu của việc ở bẩn. Hầu hết qua thời gian, tình trạng này sẽ tự biến mất. Dù trong trường hợp nghiêm trọng hay bình thường thì bác sĩ sẽ vẫn khuyến nghị các mẹ sử dụng một loại dầu gội hay kem bôi y tế. Các mẹ nên rửa sạch vùng da đầu của bé bằng loại dầu gội nhẹ để làm bong dần lớp vảy gây ra do cứt trâu.

Mặc dù cứt trâu trên da đầu trẻ sơ sinh trông có vẻ khiến trẻ không thoải mái hay giống bị nhiễm trùng da nhưng thực ra nó không gây khó chịu cho các bé một chút nào đâu các mẹ nhé.

Cứt trâu vì đâu mà có?

Nguyên nhân chính xác của hiện tượng cứt trâu trên da đầu vẫn chưa được biết đến, tuy nhiên nhiều nhà nghiên cứu cho rằng nguyên nhân là do dầu da đầu (bã nhờn) trong tuyến dầu và nang lông sản sinh quá nhiều. Một loại men (nấm) được gọi là malassezia có khả năng phát triển trong tuyến bã nhờn mang theo vi khuẩn và chính điều này có thể là một yếu tố gây nên sự phát triển của cứt trâu trên da đầu.

Việc gia tăng tiết bã nhờn thường xảy ra ở trẻ nhỏ và cả trẻ thiếu niên. Trong cả hai giai đoạn này của cuộc đời mỗi người, nồng độ hooc-môn khá cao nên có thể là nguyên nhân chính gây nên tình trạng cứt trâu trên da đầu cho trẻ.

Dấu hiệu nhận biết

Hiện tượng cứt trâu trên đầu của trẻ sơ sinh trông sẽ khác nhau giữa các bé. Nó có thể xuất hiện quy vào một vùng da, thành cụm hoặc lan rộng cách nhau trên các bộ phận của cơ thể. Những vùng da bị ảnh hưởng thường có một hay một vài dấu hiệu như sau:

  • Có lớp mảng bám hoặc vảy dày (đặc biệt ở vùng da đầu nhưng đôi khi cũng xuất hiện ở vùng tai, lông mày, mí mắt, mũi, cổ, háng hoặc nách)
  • Xuất hiện nước mủ hoặc dịch nhờn có màu trắng hoặc vàng trên da
  • Tạo vảy (hay gàu)

Trong một số trường hợp trẻ có cứt trâu trên da đầu sẽ có vùng da bị đỏ hoặc rát và thậm chí có thể không mọc tóc vùng da đó nhưng tóc sẽ mọc lại sau khi hết cứt trâu trên da đầu.

Khi nào cần đi gặp bác sĩ

Phần lớn các trường hợp trẻ sơ sinh bị cứt trâu trên da đầu chỉ cần nhìn qua thì các mẹ cũng xác định được. Tuy nhiên, các mẹ nên gọi cho bác sĩ nếu như:

  • Lần đầu tiên các mẹ điều trị tình trạng cứt trâu trên da đầu cho trẻ
  • Trẻ bị tăng tiết bã nhờn ở những vùng không có tóc
  • Các mẹ đã cố gắng điều trị tại nhà nhưng không hiệu quả
  • Vùng rát đỏ ngày càng nghiêm trọng hơn hoặc lan rộng ra các phần của cơ thể
  • Phần rát đỏ gây nên hiện tượng rụng tóc hoặc đau rát hơn
  • Vùng da ảnh hưởng bị đỏ rát và khô cứng, bắt đầu mưng mủ hoặc sờ vào có cảm giác nóng như là dấu hiệu bị nhiễm trùng
  • Hệ thống miễn dịch của trẻ bị suy yếu và gây tình trạng tiết ra nhiều bã nhờn
  • Trẻ bị tiết nhiều bã nhờn và gặp vấn đề về việc tăng cân

Làm sao điều trị được hết cứt trâu trên đầu con?

  • Phần lớn các trường hợp bị viêm da tiết bã hay cứt trâu trên da đầu của trẻ sơ sinh không cần điều trị gì nhưng hầu như các mẹ vẫn muốn tìm cách để làm bong vảy và loại bỏ phần cứt trâu trên da đầu trẻ sơ sinh.

( Hình ảnh minh họa )

 

  • Có thể dùng tay mát-xa nhẹ nhàng lên da đầu của bé hoặc lau bằng khăn và gội đầu cho bé mỗi ngày một lần bằng dầu gội đầu loại nhẹ dành riêng cho trẻ nhỏ khi tình trạng viêm da này hình thành vảy.
  • Sau khi lớp vảy bong hết, các mẹ có thể kiểm soát tình trạng viêm da tiết bã bằng cách gội dầu bằng dầu gội dành cho trẻ hai lần mỗi tuần. Chải đầu cho bé bằng bàn chải sạch và mềm trước khi xả dầu gội để làm bong dần lớp vảy trên da đầu của bé.
  • Trường hợp lớp vảy không dễ bị bong ra, các mẹ hãy cân nhắc việc sử dụng dầu khoáng để bôi lên da dầu cho bé (nhưng tránh sử dụng dầu oliu). Để dầu khoáng thấm vào lớp vảy trong vài phút, sau đó các mẹ có thể gội xả sạch lại như bình thường. Các mẹ cần chắc chắn loại bỏ sạch dầu sau mỗi lần bôi lên da đầu của bé bởi vì quá nhiều dầu có thể khiến phần vảy trên da đầu hình thành nhiều hơn và khiến tình trạng cứt trâu trên da đầu trở nên tồi tệ hơn.

 

Tình trạng cứt trâu trên da đầu trẻ sơ sinh sẽ biến mất sau vài tháng nhưng có thể sẽ xuất hiện trở lại. Các mẹ có thể làm theo những cách trên để kiểm soát tình trạng cứt trâu trên da đầu trẻ sơ sinh.

 

 

Theo Utemshop

Loading...
Tags:
Leave a Comment