Bệnh về mắt gần đây rất hay gặp ở trẻ em. Đây là một trong những căn bệnh nguy hiểm nếu các bố mẹ không để ý sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ sau này.
Bệnh nhược thị là gì?
Bệnh nhược thị là hiện tượng chức năng thị giác của một hoặc cả hai bên mắt của trẻ bị kém phát triển. Nếu bệnh không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh sẽ không còn khả năng chữa khỏi.
Ở Việt Nam số trẻ em bị nhược thị ngày càng tăng
Nguyên nhân gây ra bệnh nhược thị
Bệnh nhược thị là hiện tượng thị lực kém do sự phát triển thị lực không hoàn thiện trong não. Bộ não đòi hỏi sự kích thích thị giác để phát triển đầy đủ.Từ lúc sinh ra cho đến khi trẻ 8 tuổi,bất kỳ điều gì gây cản trở đến thị lực ở một trong hai mắt đều có thể gây giảm thị lực.
Nguyên nhân gây nên nhược thị bao gồm: cận thị, loạn thị, viễn thị, tật lác mắt, hay do các yếu tố gây tắc nghẽn trục nhìn của một bên mắt như bệnh đục thủy tinh thể bẩm sinh, sa mí mắt, cườm mắt hay các tổn thương khác ở mắt.
Nhược thị thường chỉ gây ảnh hưởng tới một bên mắt, nhưng nếu cả hai mắt đều mất đi thị lực trong khoảng thời gian dài thì bệnh nhược thị có thể xảy ra ở cả hai mắt. Việc chẩn đoán bệnh sớm sẽ mang đến khả năng điều trị thành công cao nếu sau 8 tuổi, tình trạng bệnh rất dễ trở nên vĩnh viễn.
Nhược thị có những loại nào?
Nhược thị có 2 loại:
– Nhược thị chức năng là loại nhược thị mà thị lực có thể phục hồi được sau điều trị và thường không kèm theo các bệnh lý thực thể ở mắt.
– Nhược thị thực thể: đây là tình trạng thị lực không thể phục hồi được sau điều trị và thường kèm theo các bệnh lý khác ở mắt như: Bệnh lý hoàng điểm Stargard, đục thể thủy tinh bẩm sinh,…
Cách nhận biết trẻ bị nhược thị
Hầu hết trẻ bị nhược thị thường phàn nàn rằng không nhìn rõ chữ trên bảng, thường tiến lại gần ti vi hay có biểu hiện nheo mắt hay nghiêng đầu khi quan sát thỉnh thoảng kêu nhức đầu mỏi mắt.Nếu phụ huynh phát hiện con mình có các biểu hiện trên thì hãy đưa trẻ đi khám sớm tại các bệnh viện phòng khám chuyên khoa mắt để phát hiện sớm điều trị bệnh kịp thời.
Trẻ bị nhược thị thường có các dấu hiệu như nghiêng đầu, nheo mắt, mỏi mắt
Đặc biệt, đối với những trẻ có biểu hiện mắt bị lác, phụ huynh nên theo dõi và đưa trẻ đi khám để phát hiện sớm nhược thị.
Phương pháp điều trị nhược thị ở trẻ em
- Nếu trẻ bị suy giảm thị lực, trẻ cần được khám và chỉ định đeo kính phù hợp thường xuyên.
- Phụ huynh nên khuyến khích trẻ luyện tập mắt bằng cách che mắt bình thường, và chỉ sử dụng mắt nhược thị, tối đa 2 giờ mỗi ngày. Với trường hợp trẻ bị nhược thị 2 mắt, cần luyện tập cả 2 mắt.Thời gian điều trị phụ thuộc vào tuổi của trẻ, phụ huynh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có quá trình điều trị hiệu quả cho con.
- Việc điều trị nhược thị sẽ đem lại hiệu quả khi bệnh được phát hiện sớm.Nếu bệnh của trẻ được phát hiện quá muộn (nhất là sau 13 tuổi), việc điều trị sẽ không thể thay đổi tình trạng tổn thương thị lực của trẻ. Vì vậy phụ huynh nên theo dõi và đưa trẻ đi khám kiểm tra mắt nếu nghi ngờ hay phát hiện ra trẻ bị nhược thị.
- Ngoài ra, để tăng cường sức khỏe cho đôi mắt của trẻ, giảm nguy cơ mắc các tật khúc xạ dẫn đến nhược thị, phụ huynh nên quan tâm đến chế độ dinh dưỡng qua thức ăn hàng ngày cho trẻ. Đồng thời có thể cho trẻ uống bổ sung các thực phẩm chức năng giúp bổ sung dinh dưỡng cho mắt hàng ngày. Bạn có thể tham khảo sản phẩm Viên sáng mắt Avixan của công ty TNHH Y dược Đại An và tham khảo thêm các ý kiến bác sĩ nhé.
- Viên sáng mắt Avixan được nhiều bác sĩ tư vấn, kê đơn hỗ trợ điều trị nhược thị cho trẻ.
Trên đây là bệnh nhược thị hy vọng sẽ giúp các bố mẹ có kiến thức để bảo về mắt cho con mình.
Theo benhmat
Leave a Comment
Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.