Ở trẻ em mới sinh, phía trên đầu có một vùng thóp chưa khép lại hẳn. Khi đó các tuyến bã nhờn tiết ra đọng khô lại để bảo vệ phần thóp này đang phập phồng. Do đó sẽ tạo ra những tảng vẩy da màu nâu xám thường gọi là “cứt trâu”.
Nguyên nhân hình thành “cứt trâu”:
Ở trẻ em mới sinh, phía trên đầu có một vùng thóp chưa khép lại hẳn. Khi đó các tuyến bã nhờn tiết ra đọng khô lại để bảo vệ phần thóp này đang phập phồng. Do đó sẽ tạo ra những tảng vẩy da màu nâu xám thường gọi là “cứt trâu”.
Nếu cứt trâu tạo thành lớp mỏng thì chỉ là hiện tượng sinh lý bình thường, không phải quá lo lắng. Trẻ em càng lớn “cứt trâu” càng ít đi, và sẽ mất dần khi trẻ em được 2 – 3 tuổi. Nhưng cũng có trường hợp “cứt trâu” không tự hết được mà đóng thành từng tảng dày, bết vào chân tóc, nếu bóc lên thấy da đầu ở đó hơi đỏ ướt. Những mảng dày cứt trâu này là môi trường thuận lời cho vi khuẩn da như liên cầu hay tụ cầu phát triển do đó sẽ làm em bé ngứa ngáy phải gãi đầu có thể có những biến chứng nhiễm khuẩn nung mủ (chốc đầu), nổi đinh nhọt ở da đầu.
Dấu hiệu thường gặp của hiện tượng “cứt trâu”
– Vảy cứng từng mảng hoặc toàn bộ vùng đầu.
– Vùng “cứt trâu” bị rụng tóc.
– Da bóng nhờn và nứt nẻ, bên dưới vảy da đỏ ướt.
– Trẻ có thể hay quấy khóc.
– Nếu bội nhiễm liên cầu, tụ cầu sẽ có hiện tượng viêm nhiễm, chảy nước vàng, chốc nhọt…
Các cách chữa “cứt trâu” cho trẻ nhỏ:
– Để giải quyết hiện tượng “cứt trâu”, các mẹ không nên lấy hay kỳ cọ mạnh tay vào phần “ cứt trâu” sẽ làm bé đau, tổn thương da của bé và làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn ở vùng da đầu.
– Bôi lên da đầu loại dầu chăm sóc da dành cho trẻ nhỏ hoặc một trong các loại dầu sau: parafin, vaseline, mỡ axit salicylic 2% trước khi tắm gội khoảng 2 giờ để lớp mảng này mềm và có thể tự tróc ra.
– Gội đầu cho trẻ bằng chanh hoặc loại dầu gội có độ pH thấp. Trường hợp nhẹ và vừa sẽ chóng sạch “cứt trâu”, nếu trẻ bị nặng cần làm vài ngày cho sạch hẳn. Các mẹ lưu ý không để cho nước chanh hay dầu gội vương vào mắt bé sẽ làm bé cay mắt và ảnh hưởng tới mắt.
– Nếu trẻ bị “cứt trâu” kèm theo bị viêm da cơ địa hay đã nhiễm khuẩn do liên cầu, tụ cầu thì cần đưa bé đến bác sỹ khám chứ không tùy tiện dùng thuốc làm cho hiện tượng càng xấu đi và ảnh hưởng tới bé.
– Đề phòng cứt trâu, cần giữ da đầu trẻ sạch, khô. Gội đầu hàng ngày bằng dầu gội của trẻ để loại bỏ chất nhờn và tế bào chết.
– Vào những ngày ấm áp, không cần đội mũ cho trẻ vì có thể gây bí và ẩm da đầu. Nên chọn những chiếc mũ có chất liệu cotton mềm mại để đội cho con.
Nguồn : https://methongthai.biz/meo-hay-chua-cut-trau-cho/
Leave a Comment
Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.