Những loại bớt trên trẻ sơ sinh và sự nguy hiểm của chúng – Bố mẹ nào cũng nên hiểu rõ

  • Home
  • Cẩm nang sau sinh
  • Những loại bớt trên trẻ sơ sinh và sự nguy hiểm của chúng – Bố mẹ nào cũng nên hiểu rõ

Bớt bẩm sinh ở trẻ là một vùng sắc tố da bất thường xuất hiện ngay khi bé ra đời hoặc vài ngày sau đó. Các nhà khoa học phân thành hai nhóm chính là bớt mạch máu và bớt sắc tố. Có loại bớt lành tính có thể tự biến mất khi trẻ lớn lên nhưng cũng có loại bớt cần được điều trị nếu không sẽ gây ra những hậu quả khôn lường.


Bớt sắc tố

 

Bớt sắc tố là loại bớt lành tính không gây nguy hại cho sức khỏe nhưng cũng không tự biến mất. Loại bớt này thường có màu đen, nâu từ đậm đến nhạt hoặc phớt đỏ. Các vết bớt này thường rất nhạt khi trẻ mới sinh và đậm rõ hơn theo độ tuổi.

Bớt sắc tồ thường chỉ gây mất thẩm mỹ đặc biệt khi chúng xuất hiện trên vùng da mặt. Muốn xóa bỏ loại bớt này thì cần can thiệp laze nhiều lần và trong thời gian dài. Sau khi điều trị bằng laze, thường vết bớt sẽ mờ dần nhưng không mất đi hoàn toàn và có khả năng tái phát.

Bớt xanh

 

Bớt xanh là loại bớt phổ biến nhất đối với trẻ sơ sinh ở Việt Nam. Những vết bớt này trong y học được gọi là bớt Mông Cổ. Khi phôi thai phát triển, những tế bào biểu bì tạo sắc tố (Melanocytes) sẽ được chuyển từ trung tâm thần kinh xuống lớp biểu bì. Khi nhiều tế bào cùng tụ lại tại lớp hạ bì thì sẽ tạo thành vết bớt như các mẹ thường thấy ở trẻ sơ sinh.

Loại bớt xanh khá phổ biến đối với trẻ sơ sinh ở khu vực Đông Á, theo ước tính có khoảng  80-90% trẻ sơ sinh có loại bớt này. Bớt xanh thường xuất hiện ở phần cuối cột sống, ở lưng và mông. Tuy nhiên, cũng có thể xuất hiện ở bất kì nơi nào khác trên cơ thể. Chúng thường có màu xám đậm, màu lục lam, màu xanh làm, hoặc xanh đen với hình dạng là tròn, oval hoặc không xác định.

Kích thước của bớt xanh cũng rất khác nhau có thể vài milimet đến hàng chục centimet nhưng chủ yếu là nhỏ hơn 10cm. Đây là loại bớt lành tính nhất và thường không liên quan đến bất kì bệnh tật hay dị tật bẩm sinh nào. Em bé có thể có bớt ngay từ lúc sinh ra hoặc khi đã được 4, 5 tháng tuổi. Khi bé khoảng 6 tuổi thì vết bớt sẽ dần dần biến mất.Vì vậy, loại bớt này hoàn toàn không ảnh hưởng đến sức khỏe của bé và cũng không đòi hỏi bất cứ liệu pháp điều trị nào.

Tuy nhiên, nếu vết bớt của bé tăng diện tích đáng kể trong thời gian ngắn, có hiện tượng loét bề mặt, rỉ dịch nhờn, chảy máu hay màu ngày càng đậm hơn thì bố mẹ nên đưa bé đến bệnh viện kiểm tra.

Bớt mạch máu

Các bớt mạch máu thường xuất hiện trên mặt, da đầu hoặc ngực của bé. Chúng thường xuất hiện khi bé được vài tuần tuổi, có thể phẳng cũng có thể hơi nhô lên so với bề mặt da.

Nguyên nhân hình thành bớt mạch máu là do các mạch máu được cấu tạo sai hoặc lớn hơn bình thường, tập trung sát bề mặt da. Chính vì vậy, loại bớt này thường có màu hồng lợt khi mới hình thành và đậm dầm thành màu đỏ khi bé lớn lên.

Bớt mạch máu xuất hiện trên mặt, đặc biệt là trên mí mắt hoặc trán có thể là triệu chứng của sự bất thường về những mạch máu ở vỏ não và ảnh hưởng một bên não.

Các vết bớt đỏ mờ (màu đỏ rượu nho)

 

Ban đầu bớt là vết phẳng màu hồng đỏ nhưng khi bé càng lớn bớt sẽ chuyển màu đậm hơn hoặc có thể chuyển thành màu tím hơi nhạt. Xuất hiện phần đa trên khuôn mặt và phần cổ, hơn nữa thể tích lại tương đối lớn, các vết bớt đỏ do mao mạch giãn nở, vì thế vết bớt này ngày càng đậm và to.

Nếu trẻ xuất hiện bớt ở mi mắt đây là dấu hiệu của bệnh tăng nhãn áp. Hoặc bớt có màu vàng đỏ thường là biểu hiện của những rối loạn nguy hiểm khác trong cơ thể trẻ, cần được điều trị sớm bằng phong pháp laser hoặc cấy ghép da.

Vết bớt màu cà phê sữa

Là loại bớt có hình oval có màu nâu nhạt đến nâu vừa thường xuất hiện ở phần mông và chân trẻ. Khi trẻ lớn lên các vết bớt này cũng phát triển to lên và chuyển màu đậm hơn, nhưng không gây hại cho sức khỏe. Nhưng nếu mẹ phát hiện các bớt này có diện tích lớn hơn đồng tiền xu đây là biểu hiện của u nhọt thần kinh nên đưa trẻ đến bệnh viện ngay.

Bớt mạch máu màu hồng

Loại bớt này xuất hiện trên mặt, da đầu, lưng và phần bụng. Loại bớt này hình thành sau khi sinh vài tuần,có thể không lộ trên da, không có ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Nhưng nếu bớt có những biến đổi bất thường nên đưa trẻ đi khám để điều trị sớm.

Bớt trái dâu

 

Đây là loại u phổ biến nhất ở trẻ sơ sinh mà các mẹ cần lưu ý. Chúng xuất hiện trong tuần đầu tiên sau sinh và phát triển khi trẻ lớn lên. Biến chứng có thể gặp là sự biến dạng thường xuyên của bề mặt hoặc làm tổn thương các bộ phận quan trọng của cơ thể.

Trẻ bị bớt hình trái dâu thường gặp nhiều biến chứng nguy hiểm, nên đưa trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa để có hướng điều trị kịp thời. Nếu cần thiết, trẻ phải điều trị bằng cách uống thuốc hoặc điều trị bằng tai laser để loại bỏ bớt.

Bớt mạch máu dạng bọt biển

Loại bớt này xuất hiện là do những bất thường trong quá trình hình thành mạch máu. Loại bớt này thường xuất hiện ở các vị trí như lưỡi, má, môi, quai hàm và các cơ quan bên trong cơ thể,… là do các mạch máu to bất thường và tập trung ở một vị trí gây nên các nốt bớt. Bớt mạch máu dạng bọt tuy không có khả năng phát triển lớn hơn nhưng cũng không tự mất đi mà nó có thể làm rối loạn các chức năng nào đó trong cơ thể cần điều trị sớm cho trẻ.

 

 

 

Nguồn : https://methongthai.biz/nhung-loai-bot-tren-tre-sinh-va-su-nguy-hiem-cua-chung-moi-ong-bo-ba-can-biet/

Loading...
Tags:
Leave a Comment