Trẻ sơ sinh đi ngoài phân có bọt mẹ cần biết những điều gì?

Phân của trẻ sơ sinh thường không ổn định, có khi hoa cà hoa cải, có khi sủi bọt. Tuy nhiên, mẹ đừng quá lo lắng bởi có thể sau một thời gian chúng sẽ tự biến mất. Tuy nhiên, nếu trẻ sơ sinh kết hợp đi ngoài với dấu hiệu giảm cân thì có thể đó là vấn đề đáng lo.


Vì sao trẻ sơ sinh lại đi ngoài có bọt?

Do đường tiêu hóa của trẻ sơ sinh: Thông thường, các trẻ sơ sinh thường có hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện nên hiện tượng đi ngoài phân có bọt cũng không phải là vấn đề lớn. Khi mẹ thây phân của bé có dấu hiệu lỏng hơn, sủi bọt và có chất nhày thì chứng tỏ đường ruột của trẻ bị kích thích hoặc chưa tiêu hóa được hết đường trong sữa. Thậm chí, hiện tượng này còn có thể do khí tồn tại nhiều trong bụng bé khi thoát ra bên ngoài sẽ làm phân sủi bọt.

Do chất lượng sữa mẹ: Nếu mẹ thấy bé đi ngoài phân sủi bọt thì cũng nên để ý đến chế độ dinh dưỡng của mình. Bởi chất lượng sữa mẹ sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình tiêu hóa của con.

Đôi khi hiện tượng đi ngoài phân sủi bọt chỉ là điều bình thường của trẻ sơ sinh, chờ vài ngày sẽ tự biến mất

 

Do chế độ ăn dặm của trẻ: Trong khi, đối với trẻ đang tập ăn dặm thì hãy thử điều chỉnh lại chế độ tinh bột và hạn chế các thức ăn khó tiêu cho bé, hiện tượng phân sủi bọt sẽ giảm đi.

Khi trẻ sơ sinh bị đi ngoài có bọt thì mẹ nên làm gì?

Đối với trường hợp bình thường, trẻ không có nhiều dấu hiệu đang lo ngại thì mẹ nên quan sát và làm theo những điều sau đây:

  • Khi trẻ đi ngoài dưới 4 lần/ ngày, cân nặng vẫn tăng đều, không có dấu hiệu của sự mệt mỏi, quấy khóc thì mẹ có thể tạm yên tâm bởi sau một thời gian tình trạng này sẽ tự biến mất.
  • Nếu mẹ vừa đổi sữa bột/ sữa công thức cho trẻ thì nên dừng lại để xem tình trạng phân của trẻ. Đôi khi đây có thể là dấu hiệu chứng tỏ bé không phù hợp với loại sữa công thức này.
  • Khẩu phần ăn dặm của bé: Những trường hợp trẻ ăn quá nhiều tinh bột hay chế độ cân bằng dinh dưỡng trong bữa ăn chưa phù hợp có thể khiến phân trẻ sủi bọt. Mẹ hãy ưu tiên chọn cho con những loại thức ăn dễ tiêu hóa trong thời kỳ này.
  • Chế biến thức ăn: Mẹ nên kiểm tra lại việc nấu nướng đồ ăn cho bé, đảm bảm bột được quấy kỹ, xay nhuyễn để trẻ dễ tiêu hóa hơn.

Chất lượng sữa mẹ có thể khiến bé bị phân có bọt

 

Trường hợp kéo dài, trẻ đi ngoài nhiều bất thường kèm theo dấu hiệu giảm cân, mất nước, mệt mỏi…

  • Trẻ uống men tiêu hóa như Lactomin, Smecta, Antibio , cốm bioacimin 1-2 gói/ ngày khi bé đang ăn dặm. Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý nên hạn chế sử dụng các loại thuốc cam, thuốc kháng sinh không được kê đơn của bác sĩ.
  • Nếu mẹ thấy xuất hiện máu ở phân bé hoặc bé bị tiêu chảy mất nước thì nên cho bé đi khám ngay tại cơ sơ y tế gần nhất.

Mẹ cần hiểu rõ rằng việc cho trẻ sơ sinh uống thuốc khi gặp tình trạng như trên nên được chỉ định của bác sĩ. Bởi các bác sĩ thường dựa trên xét nghiệm phân của trẻ, xem phân có nấm gây bệnh hay không. Nếu không có nấm mà cứ cho uống thuốc chống nấm bừa bãi thì sẽ rất nguy hiểm cho đường ruột của trẻ. Khi bé được uống cả men, cả kháng sinh mà không đúng theo chỉ định có thể gây ra tình trạng loạn khuẩn đường ruột rất nguy hiểm.

 

 

 

Theo BBCB

Loading...
Tags:
Leave a Comment