
Vàng da sơ sinh là do tăng bilirubin gián tiếp rất hay gặp, chiếm 25-30% ở trẻ đủ tháng và đa số ở trẻ non tháng. Bệnh thường xảy ra trong tháng tuổi đầu tiên.
Vàng da sơ sinh có thể ở mức độ nhẹ (vàng da sinh lý) nhưng cũng có thể tiến triển nặng (vàng da bệnh lý). Nếu không phát hiện và điều trị vàng da bệnh lý kịp thời thì có thể xảy ra biến chứng nhiễm độc thần kinh (còn gọi là vàng da nhân) do bilirubin gián tiếp thấm vào não mà hậu quả là trẻ sẽ bị tử vong hoặc bị bại não suốt đời.
PGS Nguyễn Tiến Dũng hướng các bước phát hiện trẻ sơ sinh bị vàng da:
– Tập trung theo dõi sát con trong 7 ngày đầu đối với tất cả các trẻ sinh non hoặc sinh thường.
– Dùng ngón tay trỏ ấn nhẹ trên mặt da của trẻ, sau đó giữ vài giây và quan sát độ vàng của da ở vùng da vừa mới ấn.

PGS Dũng cho biết, vàng da bệnh lý để lại rất nhiều biến chứng nguy hiểm.
– Quan sát da trẻ theo thứ tự từ trên xuống dưới: Bắt đầu từ trán – ngực – bụng – đùi – cẳng chân.
– Nếu chỉ thấy vàng da từ trán xuống ngực thì không cần cho trẻ đi khám, chỉ cần theo dõi ở nhà.
– Nếu thấy trẻ vàng da đến bụng hoặc đến đùi, cẳng chân thì cần phải đưa trẻ đến cơ sở khoa Nhi có khoa sơ sinh để khám ngay. Tại đây các bác sĩ sẽ đánh giá sâu hơn bằng hình thức khám lâm sàng và xét nghiệm định lượng bilirubin trong máu
Lưu ý: Đánh giá vàng da ở trẻ sơ sinh dưới ánh sáng tự nhiên (ánh sáng ngoài trời). Không nên quan sát dưới ánh đèn neon hoặc đèn thường vì sẽ không xác định được rõ trẻ có vàng da hay không.
Xem thêm:
>>Cho rằng con sinh đủ tháng, nặng cân không mắc bệnh vàng da, mẹ trẻ suýt phải trả giá đắt
Leave a Comment
Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.