Cả nhà em ai cũng mê món măng nhưng sợ nhất là lúc ăn hay bị đắng và còn có nguy cơ nhiễm độc. Một lần qua nhà anh trai chơi, thấy bà chị dâu làm món canh măng ngon hết sảy mà không đắng tí nào. Em tưởng là chị ấy “ăn may” mua được măng ngon nhưng thực ra là có bí quyết cả đấy ạ. Em đã hỏi han tường tận và được mách nước như thế này đây:
Cách loại bỏ vị đắng và khử độc măng
Khi mua măng tươi về, các mẹ cứ để cả vỏ rồi xếp vào nồi, thêm vài quả ớt (đã bỏ hạt), cho nước vo gạo vào ngập hết măng và đặt lên bếp, đun lửa vừa cho đến khi nước sôi, thử thấy măng mềm thì được. Chờ măng nguội, vớt ra lột vỏ, xả lại vài lần bằng nước sạch. Làm như vậy, măng sẽ không còn vị đắng mà các chất độc cũng đã được vị ớt và nước gạo thanh lọc đi hết!
Đơn giản hơn nữa, các mẹ có thể bóc bỏ bẹ măng và luộc với nước sôi nhiều lần (khoảng 2 -3 lần nhé). Khi măng mềm bạn mớ cho ra và xả bằng nước sạch. Quá trình này lập đi lập lại với tác dụng của nhiệt độ và tính hòa tan của nước sẽ lấy đi các chất gây đắng trong măng, giúp cho món ăn ngon ngọt đúng vị hơn.
Ngoài ra, nếu có thời gian thì nên ngâm măng với nước gạo trong 2 ngày (sau khi đã luộc). Trong thời gian ngâm bạn cần thay nước gạo thường xuyên để tránh nước gạo lên men hoặc có mùi nhé. Sau thời gian ngâm bạn có thể đem măng đi rửa sạch và chế biến thành các món ăn.
Em thấy một số mẹ còn mách nhau cách dùng rau ngót luộc cùng măng để bớt độc nữa. Đây cũng là một mẹo rất hay nhưng có người lại sợ măng bị lẫn vị của rau ngót hoặc là đổi màu thì sẽ không còn ngon nữa. Chính vì vậy, các chị em cứ thực hiện các cách trên cho nhanh gọn và đảm bảo hiệu quả nhé!
Lưu ý: Trong quá trình luộc măng, khi nồi măng sôi cần mở vung/nắp nồi để chất độc có trong măng sẽ thoát ra ngoài và những măng tre có màu trắng/vàng bất thường hoặc có mùi lạ (dấu hiệu của mùi lạ hoặc măng đã được ngâm hóa chất) thì nên loại bỏ và không nên sử dụng.
Đối tượng nào không được ăn măng
– Bà bầu không nên ăn măng
Trên thực tế, không ít mẹ bầu bị ngộ độc măng nên sau khi ăn có biểu hiện: nôn, đau bụng, đau đầu, đau bụng, chóng mặt…Mặc dù, chưa có công trình nghiên cứu nào kết luận mẹ bầu ăn măng sẽ khiến thai nhi nhiễm độc. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho cả 2 mẹ con, tốt nhất các mẹ nên bỏ qua món này trong thai kỳ.
– Người bị bị đau dạ dày
Các bác sĩ cho biết, những bệnh nhân đau dạ dày (hoặc đang uống thuốc chữa dạ dày) không ăn măng bởi hàm lượng acid cyanhydric trong măng cũng là chất có hại cho dạ dày, khiến bệnh càng trở nên nghiêm trọng hơn và rất lâu khỏi.
– Người bị bệnh gút
Người bị bệnh này luôn cần phải cẩn trọng với chế độ ăn vì có thể làm tăng lượng acid uric trong máu, làm bệnh gout trở nên trầm trọng hơn. Trong khi đó, các loại thực phẩm như măng tre, măng trúc, măng tây đều làm gia tăng tốc độ tổng hợp acid uric trong cơ thể, chúng được xếp vào danh sách “không nên ăn” đối với tất cả những người bệnh gút.
– Người bị bệnh thận
Khi bị bệnh thận, chế độ ăn uống cần được chú ý đặc biệt. Măng tây, măng tre là thực phẩm giàu canxi không có lợi cho người thận yếu. Tốt nhất là hãy cố gắng loại bỏ món này ra khỏi mâm cơm và thay thế bằng những thực phẩm khác tốt cho sức khỏe hơn.
>>Tổng hợp kiến thức cơ bản chị em cần nắm được trước khi mang thai
>>9 nguyên tắc vàng để giảm cân an toàn bạn nên nắm rõ nếu muốn thành công
>>Đường máu cao khi mang thai dễ dẫn đến các khuyết tật tim ở trẻ
Leave a Comment
Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.