
Tháng 4 tới đây, Việt Nam sẽ bắt đầu sử dụng loại vắc xin 5 trong 1 mới ngừa bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và Hib cho trẻ em thay thế cho loại vắc xin 5 trong 1 Quinvaxem quen thuộc trước đây.
Trước nay, Việt Nam toàn dùng vắc xin Quinvaxem do Hàn Quốc sản xuất. Nhưng giờ thì loại này sẽ không được dùng nữa. Lý do là vì nhà máy sản xuất Quinvaxem ở Hàn Quốc ngưng sản xuất sản phẩm này. Và loại vắc xin thay thế Quinvaxem do Ấn Độ sản xuất cũng đạt các tiêu chuẩn tiền kiểm định của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tương tự Quinvaxem.
Chắc các mẹ cũng đang có suy nghĩ lo lắng như em về chất lượng của loại vắc xin mới này đúng không ạ? Tuy nhiên các mẹ có thể hoàn toàn yên tâm vì vắc xin 5 trong 1 cho trẻ này trước khi được cấp phép lưu hành tại Việt Nam thì chúng cũng đã được sử dụng rộng rại tại hơn 40 quốc gia trên thế giới với tổng số trên 400 triệu liều và đạt tỷ lệ an toàn theo tiêu chuẩn của WHO.
Tuy vậy khi được sử dụng vắc-xin mới này tại Việt Nam cũng có những thay đổi nhất định để đảm bảo an toàn cho các đợt tiêm chủng mở rộng. Cụ thể Dự án tiêm chủng sẽ triển khai tập huấn và hướng dẫn trên toàn quốc thật kỹ lưỡng trước khi đưa vắc xin này vào sử dụng rộng rãi. Song song với những sự thay đổi trên thì bên Dự án Tiêm chủng mở rộng quốc gia cũng cho biết vào đầu tháng 4 tới, vắc xin mới sẽ được thí điểm quy mô tại 4 tỉnh, sau đó mới tiến tới mở rộng triển khai từ tháng 5 trở đi.
Vắc xin Quinvaxem đã được đưa vào sử dụng tại Việt Nam gần 10 năm qua cho trẻ nhỏ 2, 3, 4 tháng tuổi và là loại vắc xin rất được các bậc cha mẹ quan tâm do số lượng mũi tiêm gần như nhiều nhất (mỗi năm VN sử dụng gần 5 triệu mũi tiêm vắc xin 5 trong 1, đại đa số trong đó là Quinvaxem).
Đối với loại vắc xin 5 trong 1 Quinvaxem mà trẻ vẫn đang sử dụng hiện nay, trẻ sau khi tiêm phòng xong ngoài phản ứng sốt ra một số trẻ sau khi tiêm phòng còn có thể gặp nhiều phản ứng sau:
Phản ứng tại chỗ:
– Cảm giác đau nơi tiêm, có thể sưng nhẹ từ vài giờ đến vài ngày.
– Có hiện tượng nổi cục nơi tiêm, nhỏ bằng hạt đậu, có thể tấy đỏ, thậm chí xuất hiện ở 2-3 tuần tiếp theo.
Phản ứng toàn thân:
– Sốt nhẹ từ 37,5 độ, xuất hiện sau tiêm phòng 1 vài giờ hoặc 1-2 ngày. Đôi khi sốt cao 39 độ, cần được hạ sốt kịp thời.
– Trẻ quấy khóc, kén ăn.
Phản ứng ngoài da:
– Nổi ban, ban đỏ như sỏi nhưng nhẹ hơn và biến mất sau vài ngày.
– Ngứa toàn thân.
– Trẻ la khóc nhiều do khó chịu trong cơ thể, có thể kèm theo cả sốt nhẹ.
Tai biến thần kinh:
Phản ứng nghiêm trọng nhất, có khả năng xảy ra cao ở những trẻ có tiền sử dị ứng nhiều. Tai biến có các biểu hiện co giật, sốt, có khả năng nguy hiểm đến tính mạng.
Viêm hạch:
Sau khi tiêm phòng các loại vắc-xin ngừa bệnh lao cũng có hiện tượng nổi hạch ở nách, có thể xuất hiện sau tiêm phòng 3-5 tuần do hệ thống miễn dịch sinh ra phản ứng. Hạch thuyên giảm dần trong những ngày sau.
Sau đây là cách xử lý khi trẻ phản ứng sau khi tiêm vắc xin 5 trong 1 Quinvaxem mà mẹ nên ghi nhớ:
– Nếu trẻ bị sốt sau khi tiêm phòng: mẹ cần thường xuyên kiểm tra nhiệt độ cơ thể cho bé để có hướng xử lý phù hợp nhất nhé. Các mẹ nên lưu ý để trẻ nằm ở nơi thoáng mát, mặc quần áo rộng, thoái mái cho bé.
– Bù nước và điện giải: Khi sốt cao có thể gây ra tình trạng mất nước, rốt loạn cân bằng điện giải trong cơ thể, mẹ có thể cho bé dùng oresol, cháo muối nấu loãng.
– Dinh dưỡng cho bé: Khi con sốt, mẹ đừng ép bé ăn quá nhiều, mẹ chỉ cần đảm bảo chế độ giàu dinh dưỡng, ăn lỏng và dễ tiêu.
– Vệ sinh: Vệ sinh cơ thể cho bé sạch sẽ, tắm bằng nước ấm trong phòng kín. Không để trẻ bị nhiễm lạnh, nhất là khi tắm và khi trẻ ngủ vào ban đêm.
– Trong một vài trường hợp, nếu bé có vài biểu hiện sau: khóc dai dẳng hơn ba tiếng đồng hồ, có những biểu hiện của co giật, thân nhiệt không giảm thì mẹ nên gọi ngay cho bác sỹ hoặc đưa bé đến những cơ sở y tế đáng tin cậy để bé được chăm sóc khẩn cấp nhất nhé.
Trước đó vắc xin 5 trong 1 Quinvaxem từng bị tạm dừng sử dụng năm 2013 sau khi có 43 ca phản ứng nặng sau tiêm. WHO sau đó đánh giá, trong số đó chỉ có 9 trường hợp có thể liên quan đến tiêm vắc xin nhưng đều hồi phục. Các ca còn lại không liên quan đến tiêm chủng và chất lượng vắc xin. Từ tháng 11/2015, vắc xin này được tiếp tục tiêm cho trẻ đến nay.
Trong năm 2017, cả nước ghi nhận 27 ca tai biến nặng sau tiêm chủng, trong đó 14 trường hợp không rõ nguyên nhân, 4 trường hợp do trùng hợp ngẫu nhiên với các bệnh khác; 9 trường hợp còn lại liên quan đến phản ứng của vắc xin (bao gồm phản ứng quá mẫn và sốc phản vệ…).
Với các thông tin trên, các mẹ hãy chuẩn bị tinh thần để cho cho bé yêu làm quen với vắc xin 5 trong 1 mới đi nào.
Nguồn : webtretho
( Hình ảnh minh họa – internet )
Leave a Comment
Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.