Thời điểm nào nên tắm đối với phụ nữ khi mang thai?

Ngày có bầu, mọi người vẫn thường nhắc em không được tắm nước nóng vì có thể gây hại cho sức khỏe mẹ và con. Có người lại mách em thời điểm bà bầu đi tắm tốt nhất.


Ban đầu em chỉ nghe chứ không quan tâm nhiều. Nhưng khi tìm hiểu mới biết rằng có bầu, nhất là giai đoạn cuối thai kỳ thì việc tắm gội của mẹ nên cẩn trọng hơn bất cứ thứ gì vì sức khỏe mẹ lúc này khá nhạy cảm.

Đây là những thông tin em đã tìm hiểu được khi còn bầu bí, mẹ bầu tháng cuối thì nên đọc thật kỹ, cả các mẹ bầu tháng đầu cũng cần quan tâm luôn nha.

1. Thời điểm vàng đi tắm cho mẹ bầu

Cơ thể chị em trong thời gian mang thai rất nhạy cảm, chính vì vậy các mẹ không nên tắm rửa linh tinh, đặc biệt là khi vừa ngủ dậy hoặc đêm muộn. Mẹ bầu nên chọn thời điểm thích hợp nhất trong ngày khi cơ thể sẵn sàng nhất cho việc tắm rửa như buổi chiếu tối.

Khung giờ để tắm tốt nhất đó là từ 19h đến 20h mỗi tối, sau một làm việc mệt mỏi, phải tiếp xúc nhiều với bụi bẩn, tắm lúc này sẽ giúp cở thể loại bỏ hết vết bẩn, tẩy các tế bào chết. Giúp mẹ ăn ngon miệng và có một giấc ngủ ngon, thai nhi lại được kích thích đầy đủ mọi giác quan.

2. Bà bầu nên tắm như thế nào mới đúng?

Ngoài thời điểm đi tắm cho bà bầu, mẹ cũng cần lưu ý 1 số điều sau:

– Thay vì tắm bồn thì bà bầu nên tắm bằng vòi sen. Không nên tắm quá lâu, chỉ nên tắm từ 10 – 15 phút.

– Khi cơ thể mệt mỏi, huyết áp xuống thấp, tắm nước ấm sẽ làm mạch máu trong cơ thể người mẹ giãn nở. Máu đưa lên não và đưa chất dinh dưỡng đến cho con không đủ. Qua đó có thể dẫn đến những hậu quả khó lường. Do đó, khi huyết áp xuống thấp, bà bầu tuyệt đối không tắm rửa. Khi tắm cần vệ sinh nhẹ nhàng, sạch sẽ vùng ngực, vùng rốn, vùng nách và vung kín của cơ thể.

– Vệ sinh vùng ngực: Lau rửa nhẹ nhàng, không chà xát mạnh đầu ngực để tránh những cơn đau, có thể dẫn tới nguy cơ sảy thai hoặc sinh non.

– Vệ sinh vùng rốn: Đây là phần mẹ bầu cần chăm sóc kỹ nhất khi tắm bởi nó là mối liên hệ trực tiếp giữa mẹ và bé. Cũng như vùng ngực, các mẹ tuyệt đối không chà mạnh mà có thể dùng tăm bông nhúng nước sạch và lau rửa.

– Vệ sinh vùng nách: Dùng nước ấm và xà phòng làm sạch một cách nhẹ nhàng.

– Vệ sinh vùng kín: Dùng nước sạch để rửa, hạn chế việc sử dụng dung dịch vệ sinh, hoặc sữa tắm

3. Bà bầu không nên tắm khi nào?

– Không tắm sau khi ăn no

Nước nóng khiến bề mặt da trong cơ thể bị kích thích và mở rộng. Qua đó khiến máu tăng cường lưu thông đến bề mặt da, làm giảm lượng máu cung cấp cho khoang bụng. Từ đó, ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa và hô hấp, dẫn đến lượng đường trong máu thấp. Vì vậy chị em rất dễ bị ngất xỉu.

– Không tắm khi đói

Lượng đường trong máu xuống thấp, nếu tắm sẽ không đảm bảo đủ năng lượng tiêu hao cần thiết cho cơ thể. Vì vậy, khi đói tắm sẽ dễ bị chóng mặt, thậm chí ngất xỉu.

– Khi bụng đang có cơn gò

Đây chính là thời điểm tuyệt đối không được tắm. Bởi lúc này bất cứ tác động nào từ bên ngoài lên bụng cũng đều kích thích tử cung co bóp nhiều hơn tống đẩy bào thai ra ngoài. Khi tắm, nhiệt độ của nước cùng những động tác kì cọ, massage bụng chính là nhân tố kích thích làm tăng tốc độ co bóp của tử cung, thậm chí gây xoắn vặn mạch máu tử cung.

– Khi mẹ bầu đang bị ốm

Nếu mẹ bầu không được khỏe, bị đau đầu, ho, cảm cúm thì nên hạn chế tắm. Đó là bởi nếu các mẹ bầu tắm trong lúc cơ thể đang ốm yếu sẽ gây ra giảm sức đề kháng và bệnh tình càng trở nặng thêm.

Khi đó, thay vì tắm các mẹ bầu chỉ nên lau sơ người bằng nước ấm hoặc sử dụng nước lá sả, lá cam chanh, lá ổi… để cơ thể thơm tho tẩy uế, mau hồi phục.

– Ngay sau khi vận động

Đây là thời điểm bà bầu tuyệt đối không nên tắm. Kể cả vận động thể lực và trí não, mẹ bầu đều không nên tắm nước lạnh ngay sau khi vận động, vì khi đó, cơ thể vừa hoạt động mệt mỏi, nếu tắm ngay lập tức có thể khiến cho tim và não không được cung cấp đủ máu, có thể dẫn đến ngất xỉu, hôn mê… Nên nghỉ ngơi một lúc để cơ thể phục hồi sức lực rồi mới tắm bằng nước ấm nhé

 

 

Nguồn : https://www.webtretho.com/forum/f4689/thoi-diem-tam-cho-ba-bau-tot-nhat-trong-ngay-2637012/

Loading...
Tags:
Leave a Comment