Mắc phải 5 sai lầm này trong chi tiêu khó có thể tiết kiệm được dù chỉ là 1 đồng !

Với nhiều người, việc tiết kiệm dường như luôn là điều mà họ không thể nào thực hiện được. Bởi vì, những người này thường mắc phải 5 sai lầm tai hại trong việc chi tiêu thế này, nhất là người trẻ.


rong cuộc sống hàng ngày, có những người dù lương tháng chỉ ở mức trung bình, thậm chí là thấp. Nhưng cuối tháng họ vẫn có thể tiết kiệm được cho bản thân đến 1 – 2 triệu đồng. Ngược lại, có những người dù thu nhập tương đối khá khoảng chục triệu. Thế nhưng, đáng buồn thay là họ luôn sạch túi trước cuối tháng.

Vậy câu hỏi đặt ra là những người lương thấp kia có bí quyết gì mà tiết kiệm hay đến như vậy? Câu trả lời thật ra không phải vì họ có bí quyết gì, mà là họ biết thu nhập mình đến đâu, mức sống thế nào, chi tiêu vào điều gì cần thiết. Và quan trọng là họ không mắc phải 5 sai lầm tai hại này trong chi tiêu.

Do đó, nếu như bạn muốn tiết kiệm thành công thì đừng bao giờ mắc phải 5 sai lầm này nhé, nhất là những người trẻ:

1. Lập ngân sách quá khắt khe và thiếu thực tế

Với nhiều người, việc lập ngân sách cho chi tiêu chẳng có gì thú vị. Thế nhưng, với một số người thì lại cảm thấy hào hứng và phấn vô cùng bởi bảng ngân sách này. Cũng chính do sự phấn khích mà nhiều người lập hẳn một ngân sách dài ngoằng đến mức thiếu thực tế và quá khắt khe.

Việc lập ngân sách quá khắt khe sẽ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi vì phải luôn kiềm chế bản thân trong việc chi tiêu. Đến khi không thể chịu đựng được nữa, bạn sẽ chi tiêu như đây là lần cuối cùng vậy. Kết quả là bạn sẽ tiêu xài còn nhiều hơn so với khi lập ngân sách.

Do đó, tốt nhất là bạn hãy lập một ngân sách chi tiêu phù hợp với cuộc sống và mức lương của bạn. Suy nghĩ thực tế khi xem xét ngân sách và phân phối các khoản chi tiêu soa cho hợp lý nhất. Đừng tự nhủ rằng bạn sẽ không bao giờ tiêu tiền theo hướng dù chỉ một lần. Bởi vì, khi làm như thế không khác nào tự bạn đưa mình vào thế bí. Hãy cứ thoải mái một chút thì việc tiết kiệm sẽ hiệu quả hơn đấy nhé.

2. Lập ngân sách vượt quá khả năng bản thân

Trái với một ngân sách quá khắt khe và thiếu thực tế là việc bạn lập danh sách vượt quá khả năng của bản thân. Điều này có nghĩa là bạn có mức sống quá cao và cao hơn ngân sách hiện tại mà bản thân bạn có. Nói cho dễ hiểu bạn xài tiền mà không tính toán kỹ lưỡng trước vậy như việc bạn đi shopping chẳng hạn, thấy món đồ nào cũng thích và đều muốn mua. Đến khi vượt quá ngân sách rồi thì bạn lại nghĩ đến cách bù vào đó nhưng khả năng bạn lại có hạn. Và để chữa cháy, thì bạn lại dùng tiền lương tháng sau để bù cho chi tiêu tháng trước.

 


Kế hoạch này có vẻ hợp lý, nhưng nó gây áp lực lên ngân sách và khiến bạn “làm đồng nào xào hết đồng nấy” hết lần này đến lần khác. Nhiều người mắc kẹt trong vòng luẩn quẩn đó bởi thu nhập của họ thật sự không đủ sống. Nhưng cũng có nhiều người lâm vào hoàn cảnh tương tự do họ lập ngân sách cho một lối sống không phù hợp. Nếu bạn thấy điều này đang giống với mình thì bạn nên lập một kế hoạch mới. Hãy đánh giá tình hình tài chính của bạn, cắt giảm chi tiêu, xếp ưu tiên các mục tiêu tài chính rồi lập một kế hoạch chi tiêu khác hợp lý hơn nha.

3. Lập ngân sách mà không có mục tiêu

Lại một sai lầm tai hại khác nữa trong việc chi tiêu mà nhiều người mắc phải đó là lập ngân sách mà không có mục tiêu.
Có nhiều người muốn dành dụm tiền và không tiêu quá số tiền mà họ kiếm được, nhưng lại không có mục tiêu cụ thể là họ sẽ dành dụm được bao nhiêu. Việc tiết kiệm mà không có lý do cụ thể thế này chỉ khiến bạn ngày càng thụ động hơn mà thôi. Nó còn khiến bạn mua nhiều thứ không cần thiết và không kiểm soát được tiền ăn uống hàng ngày. Lập ngân sách kiểu này sẽ đi đến kết quả là: “Tiêu xài tùy thích, rồi tiết kiệm phần còn lại”. Và khỏi phải nói thì đây đúng là một sai lầm.

Lấy ví dụ cụ thể như khi mắc nợ, có thể bạn cũng sẽ làm như thế. Bạn không có định hướng rõ ràng, vì vậy bạn chỉ trả nợ hàng tháng và tiêu hết phần còn lại. Thay vì coi mục tiêu tiết kiệm là thứ yếu, bạn hãy dành thời gian suy nghĩ kỹ càng về điều này thì sẽ tốt hơn nhiều đấy.

Hãy tự hỏi xem bạn thật sự muốn dùng tiền vào việc gì? Nếu đó là một mục tiêu lớn, bạn có thể chia nó thành những mục tiêu nhỏ hơn. Việc này giúp bạn dễ dàng sử lý và làm khả năng thành công cao hơn nhiều đấy. Bởi vậy, mà đừng hỏi vì sao nhiều người dù lương thấp mà họ vẫn có thể tiết kiệm được tiền. Quan trọng là họ có mục tiêu cụ thể và thiết thực thôi.

4. Quên những chi phí thất thường

Nếu bạn cứ mãi phá vỡ kế hoạch tiết kiệm của chính mình thế này. Thì khi xuất hiện những chi phí thất thường khác sẽ làm bạn không thể nào xử lý được. Do đó, bạn hãy xác định một số vấn đề trước để có thể khắc phục như: những chi phí bất thường hàng quý, hàng năm và những chi phí có vẻ ngẫu nhiên khác, rồi thêm nó vào ngân sách.

Hãy nhớ lại mọi chi phí thất thường của bạn và nếu bạn không nhớ ra thì hãy kiểm tra những bản sao kê tài khoản ngân hàng trong năm gần đây. Sau đây là những chi phí phổ biến và mọi người thương quên tính vào ngân sách của mình:

– Chi phí bảo hiểm xe
– Chi phí điện, nước tăng thêm vào mùa nóng và mùa lạnh
– Chi phí cho du lịch
– Chi phí khám chữa bệnh
– Chi phí bảo trì xe
– Chi phí cho những lần sửa chữa nhà
– Chi phí mua dụng cụ học tập
– Chi phí cho những bữa tiệc bất ngờ như đám cưới, sinh nhật,…

5. Không dự phòng cho những tình huống xấu

Những chi phí thất thường cũng cho thấy tầm quan trọng của việc chuẩn bị quỹ dự phòng khẩn cấp. Bởi lẽ, chẳng may khi xe bạn hỏng thì bạn có tiền sửa chữa thay vì thâm hụt ngân sách của vài tháng sau cho đến khi bạn ổn định trở lại. Điều này có thể mất thời gian nhưng hãy dành ra một quỹ dự phòng khẩn cấp sẽ giúp bạn tránh được việc thâm hụt ngân sách.

Cho dù thu nhập của bạn là bao nhiêu đi nữa, bạn cũng đừng nên phó mặc ngân sách và không bao giờ kiểm tra kế hoạch chi tiêu. Ngân sách của bạn có thể thay đổi theo nguồn thu nhập và mức sống của bản thân bạn. Nhưng thỉnh thoảng hãy kiểm tra lại kế hoạch để đảm bảo rằng nó vẫn còn phù hợp nhé. Và hơn hết là bạn nên tránh mắc phải 5 sai lầm tai hại trong chi tiêu như trên. Nếu không thì dù tiết kiệm 1 đồng cũng không khả thi đâu.

 

 

Nguồn : WTT

Loading...
Leave a Comment