
Cứ hễ đến thời điểm kiến ba khoang “vào mùa” là chúng liên tục tấn công ở nhiều khu dân cư, khu chung cư khiến không ít người mất ăn mất ngủ. Nhà có con nhỏ lại càng lo lắng nhiều hơn…
Không lo sao được khi đây là loài côn trùng rất nguy hiểm, trong cơ thể kiến ba khoang có chứa pederin, có độc tính gấp 12-15 lần nọc rắn hổ mang.
Nhưng cũng may mắn là với lượng tiếp xúc nhỏ và chủ yếu ngoài da nên không đủ để gây chết người như nọc rắn. Nói vậy thì không có nghĩa là an toàn đâu nhé, không chết ngay nhưng khi bị đốt mà không biết cách xử lý sẽ khiến cho vết thương trở nên nghiêm trọng và gây nguy hiểm đến tính mạng.
Vậy làm sao nhận biết được nọc độc của kiến ba khoang đốt?
Sự có mặt của kiến ba khoang khắp nơi trong nhà có thể giải thích là vì chúng bị thu hút bởi ánh đèn giống như những con côn trùng khác. Nhưng do cơ thể loài kiến ba khoang có chất độc và vi khuẩn cộng sinh nên khi tiếp xúc với da tạo nên viêm da, thối thịt giống như bị tạt axít.
Bình thường thì vết thương ban đầu chỉ như 1 vệt xước nhỏ nhưng sau khoảng 2-6 giờ thì sẽ xuất hiện các đám, vết màu đỏ, hơi nề thành vệt, kích thước từ 1-5cm, rộng 3-4 mm, có bờ viền rõ rệt, có vệt có biến sắc màu tím hồng.
Sau 1-3 ngày xuất hiện các mụn nước trên da đỏ, lấm tấm sau đó xuất hiện bọng nước và bọng mủ, giai đoạn này rất dễ nhầm với các tổn thương như zona, thủy đậu hoặc các mụn virus khác.
Người lớn cũng khổ sở vì bị kiến ba khoang đốt nên càng lo lắng hơn cho người già và trẻ nhỏ, nhất là trẻ sơ sinh trong nhà trước sự xâm nhập khó tránh của kiến ba khoang.
Đây là cách bác sĩ chỉ dẫn xử lý vết thương do kiến ba khoang gây ra
Thực tế, khi bị kiến ba khoang đốt, bệnh nhân ngay lập tức cần tiến hành sơ cứu đúng cách và kịp thời, nếu không sẽ gây ra các tình trạng viêm nhiễm, lở loét về sau tuyệt đối không tránh khỏi.
Bác sĩ chỉ dẫn nạn nhân nên rửa ngay vết đốt bằng:
- Cồn 70 độ, 90 độ, dung dịch Betadine hoặc có thể rửa bằng thuốc tím sát trùng.
- Nếu không có dung dịch cồn thì rửa bằng xà phòng 3 lần rồi xịt nước hoa vào chỗ bị đốt.
- Nếu vết thương nghiêm trọng hơn, chuyển sang loét thì cần đắp gạc sạch, ướt, mát, vô trùng.
- Ngoài ra, có thể xoa thêm dung dịch calamin totion hay kem xoa corticoides ở vết loét.
- Khi có bội nhiễm với các bọng nước dưới da, có thể phối hợp với kháng sinh.
Sau khi khử trùng xong, bệnh nhân có thể dùng thêm thang thuốc điều trị kiến ba khoang đốt như sau: Milian: 1 lọ, bôi ngày 2 lần; Hồ nước: 1 lọ, bôi ngày 2 lần; Fobancort: 1 tuýp, bôi ngày 4 lần; Clarytine 10mg: 5 viên, ngày 1 viên.
Trường hợp không có Milian có thể thay bằng dung dịch Castellani, Betadine.
Bên cạnh đó, nạn nhân nên chú ý không làm vỡ những mụn nước ở vết kiến đốt vì như thế sẽ làm vết thương lan ra, thêm phần trầm trọng.
Ngoài chỉ ra bài thuốc hay chữa vết thương do kiến ba khoang gây ra, các bác sĩ còn khuyên cáo thêm những điều sau đây để mọi người lưu tâm phòng chống bị dính nọc độc của kiến ba khoang:
- Khi thấy kiến ba khoang ở bám trên người, trên quần áo hoặc xuất hiện đâu đó trong nhà thì tuyệt đối không dùng tay chạm vào kiến để tránh bị nhiễm nọc độc.
- Đề phòng kiến ba khoang vào nhà người dân nên dùng thêm màn cửa
- Hạn chế bật đèn bởi những ánh sáng ban đêm rất dễ thu hút các loại côn trùng, trong đó có sự góp mặt của kiến ba khoang.
- Quan trọng nhất, mọi người nên cẩn thận giũ đồ trước khi mặc, cũng như mền gối trước khi đi ngủ.
- Giữ môi trường xung quanh nhà luôn thông thoáng sạch sẽ cũng là biện pháp phòng chống kiến ba khoang vào mùa mưa đấy nhé!
Nọc độc kiến ba khoang đốt tuy nguy hiểm nhưng nếu biết chữa trị đúng cách thì chỉ khoảng 1 tuần sẽ khỏi. Còn nếu bạn không chữa hoặc uống sai thuốc thì vết thương sẽ ngày càng trầm trọng. Cực kỳ nguy hiểm! Nếu bạn nghi ngờ mình bị kiến cắn bạn hãy tham khảo các cách xử lý vết đốt kiến ba khoang ngay để đảm bảo sức khỏe của bản thân nhé.
Nguồn : WTT
Leave a Comment
Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.