CẦN BIẾT : Lời khuyên của chuyên gia dành riêng cho các gia đình có trẻ nhỏ đề phòng mắc Sởi !

  • Home
  • Cẩm nang sau sinh
  • CẦN BIẾT : Lời khuyên của chuyên gia dành riêng cho các gia đình có trẻ nhỏ đề phòng mắc Sởi !

Bệnh sởi là căn bệnh truyền nhiễm do virus gây ra và dễ bùng phát thành dịch, thường gặp ở trẻ em, nhất là trẻ nhũ nhi vì sức đề kháng của trẻ còn yếu kém.


Những biểu hiện ban đầu của bệnh sởi cần lưu ý cho con nhỏ như: ho, sổ mũi, viêm mắt, đau họng, sốt, phát ban đỏ da và có vết trên da, khi trẻ có những dấu hiệu trên cần đưa trẻ đến bệnh viện để kiểm tra ngay.

Ảnh minh họa/ Nguồn : Internet

Biến chứng nguy hiểm của sởi

Khi mọi người biết hết về những biến chứng nguy hiểm của căn bệnh này, đảm bảo ai cũng cảm thấy bất an. Vì biết đâu con mình một mai cũng vướng phải những hiểm họa chết người này.

Đã có trường hợp trong 1 gia đình anh tử vong, em gái nguy kịch cũng vì biến chứng của sởi rồi đấy:

Tại Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi Trung ương, bà N.T.Đ (ở Kim Động, Hưng Yên) chia sẻ, cách đây 10 ngày, cháu H bỗng có triệu chứng sốt cao 39 độ C, kéo dài, gia đình bế cháu lên Bệnh viện Nhi Trung ương khám và được chẩn đoán mắc sởi. Bà Đ cũng cho biết, cháu H bị lây bệnh từ anh trai ruột, đáng tiếc là anh trai cháu H đã tử vong vì bệnh này ngày 19/2 vừa qua.

Bà Đ kể, trước Tết, cháu N.K (SN 2014, ở Kim Động, Hưng Yên) điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương vì viêm phổi. Sau 1 tuần điều trị, bệnh nhi đã có dấu hiệu hồi phục tốt, ăn uống, sinh hoạt bình thường và được ra viện. Tuy nhiên, ngày 15/2, cháu K lại sốt cao, mệt mỏi, quấy khóc nên quay trở lại Bệnh viện Nhi Trung ương cấp cứu. Tại đây, bệnh nhi được chẩn đoán mắc bệnh sởi, tuy nhiên, do thể trạng yếu trên nền bệnh cũ, tới ngày 19/2, cháu đã qua đời.

Đây cũng là trường hợp đầu tiên tử vong vì bệnh sởi trong năm 2018 mà Bệnh viện Nhi Trung ương ghi nhận. Riêng tại Khoa Truyền nhiễm, ThS. BS Đỗ Thị Thúy Nga cho biết, từ đầu năm tới nay có 44 bệnh nhân nhập viện điều trị sởi, trong đó, bệnh nhi nhỏ tuổi nhất chỉ mới 2 tháng tuổi, còn lại chủ yếu là từ 3-5 tuổi, nhiều trường hợp bị diễn tiến nặng, có biến chứng nên phải can thiệp thở máy, thở oxy. Trong số gần 50 bệnh nhi này, nhiều trường hợp trẻ chưa đến tuổi tiêm phòng vaccine sởi, bị lây nhiễm từ chính bố mẹ hoặc người thân trong gia đình. Một số khác, nhiều gia đình cho biết, cứ đến lịch tiêm các bé lại ốm, quấy khóc nên không tiêm được, tới lúc trẻ ổn định hơn thì bố mẹ lại… “quên”.

Ngoài ra khi con mắc bệnh sởi nếu không kịp điều trị dứt điểm, bé sẽ dễ gặp nhưng biến chứng nguy hiểm sau:

Viêm tai giữa: Biến chứng thường gặp ở bệnh sởi là viêm tai giữa xảy ra 1/10 trẻ mắc bệnh sởi.

Viêm thanh quản: thường xuất hiện ở giai đoạn khởi phát của bệnh, đau họng, khó thở do co thắt thanh quản. Hoặc có những trường hợp bội nhiễm người bệnh sốt cao, khàn tiếng, khó thở, tím tái.

Ảnh minh họa/ Nguồn : Internet

Viêm phổi nặng: có thể xảy ra khoảng 1/20 trẻ mắc bệnh. Trẻ có thể khó thở, sốt rất cao.

Viêm não: xảy ra khoảng 1/1000 trẻ mắc bệnh: Đây là biến chứng rất nguy hiểm và để lại di chứng cao. Viêm não có thể khiến trẻ bị hôn mê, co giật, và gây tử vong cao hoặc ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần và thể chất với trẻ sống sót.

Viêm màng não: Có thể viêm màng não thanh dịch hoặc viêm màng não mủ sau viêm tai do bội nhiễm.

Tiêu chảy hoặc ói mửa: Tiêu chảy sau sởi thường nguy hiểm và nghiêm trọng hơn rất nhiều so với tiêu chảy cấp do virus thông thường.

CHUYÊN GIA KHUYÊN GÌ ĐỂ PHÒNG TRÁNH LÂY NHIỄM ?

1/ Giữ vệ sinh nơi ở là cách phòng bệnh hiệu quả

Chăm chỉ quét dọn nhà cửa sạch sẽ, lau nhà bằng dung dịch tiệt trùng mỗi ngày một lần để đảm bảo sạch sẽ, nhất là những khu vực trẻ nhỏ hay ngồi chơi, sờ tay vào như đồ chơi, nhà vệ sinh. Có thể sử dụng các loại dược liệu như bồ kết, lá mùi, hạt mùi, lá trà xanh, nước chanh, để tắm gội cho trẻ vì đây là những loại cây có tính sát khuẩn an toàn.

2/ Hạn chế tiếp xúc với mầm bệnh

Cần tập cho trẻ thói quen che chắn khi ra ngoài, để trẻ đeo khẩu trang khi tiếp xúc với môi trường khói bụi và nhiều người. Tốt nhất là đeo khẩu trang y tế sẽ đảm bảo hơn khẩu trang vải mỗi ngày, nếu là khẩu trang vải thì cần thay giặt mỗi ngày 1-2 lần là tốt nhất.

Hạn chế, tránh xa tiếp xúc với những người đang mắc bệnh. Nếu có nghi ngờ bản thân hay gia đình đã tiếp xúc với người đang mắc bệnh cúm, sởi, viêm phổi thì cần phải vệ sinh sạch và thay quần áo trước khi tiếp xúc với trẻ nhỏ trong gia đình.

3/ Tăng cường bổ sung sức đề kháng cho bé

Tăng cường cho bé ăn các loại hoa quả bổ sung vitamin nhất là vitamin C như cam, bưởi nhưng phải mua ở những nơi bán hoa quả có uy tín, đảm bảo. Cần có thuốc phòng bệnh dự trữ như bé hay bị ho, bị co thắt phế quản thì cần dự trữ thuốc thông dụng như siro trị ho cho bé.

 

 

Nguồn : WTT

Loading...
Tags:
Leave a Comment