Sự thay đổi của mẹ và thai nhi 27 tuần

Một trong những vùng cơ thể chịu tác động lớn nhất bởi sức nặng khi mang thai là lưng. Để cân bằng giữa trọng lượng cơ thể và vòng bụng đang nhô dần về phía trước, lưng của mẹ luôn ở trong trạng thái lắc lư. Thêm vào đó mỗi bước đi, chân mẹ có khuynh hướng đi hai hàng làm cho dáng đi trở nên lạch bạch trong suốt thai kì. Hãy thường xuyên theo dõi cân nặng, mang giày đế bằng, dành thời gian tập chuyển từ tư thế đứng bình thường hoặc nằm sang tư thế đứng thẳng lưng và thực hiện thêm một số bài tập tăng cường độ dẻo dai cho lưng. Chú ý đừng bỏ qua các vùng cơ bụng vì chúng cũng góp phần quan trọng nâng đỡ cho lưng trong quá trình mang thai.

 

Thể chất mẹ thay đổi :

  • Mẹ sẽ thấy một phần cơ thể mình trở nên phù hơn bởi vì máu trong cơ thể phải tuần hoàn nhiều hơn và thể tích của những chất dịch trong cơ thể cũng tăng lên. Chân, bàn chân thậm chí các ngón tay của mẹ cũng trông to hơn bình thường. Mẹ nên tháo nhẫn cưới trước khi chúng trở nên quá chật
  • Ba tháng cuối thai kì là khoảng thời gian các mẹ cảm nhận được những thay đổi thật sự của nhiệt độ cơ thể. Mẹ sẽ thấy cơ thể nóng như có lửa trong người. Hãy tránh ăn cay, đồ uống có cồn và tránh cả bị áp lực nữa vì rõ ràng những áp lực tâm lí sẽ làm cho mẹ cảm thấy nóng hơn mà thôi.
  • Bầu ngực sẽ ngày càng nặng và căng. Các tĩnh mạch giãn dài, trở nên rõ ràng dưới da và đầu ti tiếp tục sậm màu. Tất cả những thay đổi trên là cần thiết để bầu ngực tạo ra sữa. Ngoại trừ việc không sử dụng xà phòng khô và tránh gây dị ứng da, mẹ không cần phải có sự chuẩn bị cho đầu ti để nuôi con bằng sữa mẹ sau này.
  • Càng về cuối thai kì việc gập người lại sẽ ngày một khó nên có những việc mẹ được khuyến khích làm ngay khi bắt đầu bước vào ba tháng cuối như cắt móng chân, cạo lông chân và mua cho mình các kiểu giày đế bằng. Trong vài tuần kế tiếp mẹ sẽ thấy đau mỗi khi gập người đến nỗi mẹ sẽ chẳng bao giờ muốn làm lại động tác ấy.

Những thay đổi về tâm lí :

  • Đối với mẹ đã từng sinh non trước đây thì lẽ hiển nhiên đây là thời điểm mẹ sẽ cảm thấy bất an và âu lo. Nhưng mẹ cần phải hiểu rằng tâm lí càng thoải mái và càng sớm giảm bớt công việc thì cơ hội để bé của mẹ chào đời khỏe mạnh càng nhiều.
  • Thay đổi về hình thể hay vẻ bề ngoài là một vấn đề nghiêm trọng. Mẹ sẽ thấy buồn và bất mãn, liệu rằng sau sinh có thể quay trở lại với vóc dáng cũ hay không? Trong giai đoạn này mẹ cần một định nghĩa khác về sự hấp hẫn và cái đẹp. Cơ thể của một người phụ nữ khi mang thai là độc nhất và có những nét đẹp riêng. Đổi lại mẹ có 1 điều quan trọng, quý giá hơn tất cả đó là bé cưng đang lớn hơn từng ngày trong bụng của mình !
  • Tâm trạng hay thay đổi là lẽ thường trong 3 tháng cuối cùng của thai kì. Mẹ sẽ thấy mình phút trước gần như hóa rồ trong hạnh phúc nhưng phút sau có thể khóc ngon lành. Các hoocmone được cho là nguyên nhân gây nên những thay đổi này khi chúng tác động lên hệ thần kinh theo hướng tiêu cực và gây ra những triệu chứng tương tự như sự khó chịu trước mỗi kì kinh nguyệt.

 

Những thay đổi của bé

  • Cân nặng của bé cưng vào khoảng 875g khi bước vào tuần thai thứ 27 và chỉ bằng khoảng 1/4 trọng lượng lúc sinh. Quá trình tích tụ mỡ dưới da của bé vẫn đang tiếp diễn và nếu được sinh ra ở thời điểm này trông bé sẽ rất mỏng manh với tứ chi dài.
  • Bé sẽ bắt đầu xoay trở nhiều nhất là từ tuần 26-30. Hiện tại vẫn còn nhiều khoảng trống cho sự xoay trở và đổi tư thế trước khi tử cung trở nên quá chật chội
  • Đường hô hấp của bé còn phải rất lâu mới hoàn chỉnh, nó chỉ mới hình thành những cấu trúc nhỏ giống như cây trong đó phế quản và phế nang sẽ tăng dần về số lượng. Hệ hô hấp của bé cần khoảng 8 năm để phát triển hoàn chỉnh nên hiện tại mới chỉ là giai đoạn đầu tiên.
  • Mỗi tuần qua đi, cơ hội sống sót của bé nếu chẳng may bị sinh non ngày một cao. Bé có thể chẳng cần đến sự trợ giúp hô hấp nếu được sinh trong giai đoạn này.
  • Rất khó để bác sĩ xác định tư thế của bé đang nằm trong bụng ở thời điểm này vì rất dễ nhầm lẫn giữa đầu và mông. Hơn nữa bé còn rất hiếu động nên không dễ nói chắc chắn rằng ta đang nhìn thấy phần nào của bé.

 

Lưu ý cho mẹ :

  • Hỏi bác sĩ của bạn về việc kiểm tra lượng sắt trong cơ thể. Bạn sẽ cần thử máu để xác định lượng sắt trong cơ thể và xem liệu có cần phải bổ sung thêm sắt hay không. Bạn cũng cần các xét nghiệm nhóm máu và yếu tố Rh trong máu. Nếu Rh âm (Rh-) bạn phải chắc chắn rằng cơ thể bạn không sản xuất ra bất kì kháng nguyên nào.
  • Nếu bạn không thể quyết định được tên cho bé, hãy lập danh sách những cái tên mà bạn mong muốn. Nhiều cặp cha mẹ trì hoãn việc đặt tên cho đến khi họ được nhìn thấy khuôn mặt của em bé. Trong khoảnh khắc rạng ngời ấy họ biết được em bé cần phải có tên gì. Đôi khi những cái tên lại không nằm trong danh sách.
  • Nếu bạn có dấu hiệu của bệnh trĩ, hãy tránh các bài tập thể dục mà bạn phải đứng chịu toàn bộ sức nặng của cơ thể bởi vì nó có thể làm gia tăng áp lực lên ổ bụng và trực tràng. Thay vào đó hãy hướng đến các bài tập nhẹ nhàng như yoga hay bơi.

 

 

-Sưu Tầm/Tổng Hợp-

Loading...
Tags:
Leave a Comment