Sự thay đổi của mẹ và thai nhi 34 tuần

Chỉ còn 6 tuần nữa thôi là bé cưng sẽ ra đời và em bé thì vẫn đang tiếp tục tự hoàn thiện để chuẩn bị cho cuộc sống bên ngoài tử cung.  Đã sắp đến ngày mẹ có thể ôm con mình vào lòng, nhưng ngày đó cũng không thực sự quá gần đến mức nó có thể xảy ra bất kỳ lúc nào. Với nhiều mẹ thì đây là thời gian suy ngẫm và tận hưởng những tuần cuối của thai kì. Mẹ cảm thấy cơ thể mình thật kì diệu, có thể thích ứng với mọi sự thay đổi. 

Tuần 34 cơ thể mẹ thay đổi như thế nào?

  • Mẹ cảm thấy đau ở hông và đùi vì mẹ gần như là không thể nằm sấp và lại không nên nằm ngửa, lựa chọn duy nhất là nằm nghiêng một bên ( tốt nhất là nằm nghiêng về bên trái). Hãy chất những chiếc gối êm ái xung quanh mình và nên tìm mua một chiếc chăn độn bông để lót dưới ga trải giường. Mẹ sẽ thấy dễ chịu hơn đấy.
  • Tử cung của mẹ bây giờ lớn đến nỗi bàng quan không kịp chứa nhiều nước đã vội giục phải giải quyết rồi, thậm chí là vài lần 1 đêm. Tránh việc ngồi bật dậy đột ngột khi đang nằm, phải để cho huyết áp mẹ có thời gian tự điều chỉnh. Khi đi ngủ hãy để đèn phòng vệ sinh để bạn nhìn rõ mà đi. Khi mang thai được 34 tuần thì mẹ sẽ không thể nào khéo léo uyển chuyển được nữa đâu, mẹ phải tìm mọi cách để hạn chế hết sức nguy cơ bị ngã nhào trong bóng tối.
  • Từ giờ cho đến khi sinh, mẹ sẽ được chỉ định khám thai hàng tuần. Mẹ sẽ được kiểm tra nước tiểu, huyết áp, cân nặng, và kích thước tử cung. Đáy tử cung sẽ được đo để xem kết quả có thể hiện phù hợp với sự phát triển của thai và ngày dự sinh của mẹ không. Nếu có gì không nhất quán, mẹ sẽ được siêu âm để kiểm tra kích thước em bé, lượng nước ối và kích thước nhau thai.
  • Xương chậu của mẹ bắt đầu tách và hở hơn ra trong những tuần cuối này, khiến mẹ cảm thấy rất đau nhức. Mẹ thường vô thức đặt tay lên lưng dưới, lên bụng, lên hông và còn nhăn nhó nữa. Những bà bầu khác sẽ nhìn mẹ đầy thông cảm bởi họ đã quá hiểu những cảm giác đó. Tắm nước ấm, xoa bóp, nghỉ ngơi là giải pháp hỗ trợ tốt nhất cho mẹ thời điểm này.
  • Nếu hiện tại em bé đã chúi đầu xuống xương chậu thì mẹ sẽ thấy dễ thở hơn. Phổi và cơ hoành của mẹ đã có thể giãn nở ra một chút và dịch chuyển dần về vị trí cũ.

Tâm lý mẹ thay đổi như thế nào?

  • Mẹ cảm thấy những tuần cuối trôi qua quá chậm và thực sự khiến mẹ sốt ruột, bồn chồn. Tháng thứ chín thường kéo dài vô tận, nhất là với những mẹ bầu phải chịu nhiều khó chịu và tưởng chừng như mình không thể chịu thêm được nữa.
  • Nếu đây không phải lần mang thai đầu tiên, thì có khi mẹ lại thầm thấy hài lòng vì vẫn còn đến vài tuần nữa. Mẹ vẫn còn quá nhiều thứ để sắp xếp và cứ nhẩm đếm số việc mà mình phải trực tiếp làm. Tuy nhiên, mẹ hãy chia sẻ những công việc vặt cho mấy đứa lớn và chia thật nhiều việc cho bạn đời của mình đủ để khiến anh ấy bận rộn nhé. Hãy nhớ rằng, đa phần đàn ông thích được giao những việc cụ thể.
  • Có thể mẹ đã bắt đầu nghỉ sinh từ tuần này rồi, nghĩa là bạn sẽ phải chuẩn bị tâm lý cho việc mình không cần làm việc nữa. Có thể nó khiến mẹ nhẹ cả người, mà cũng có thể mẹ sẽ buồn một chút, nhất là khi mẹ yêu thích công việc của mình và cảm thấy nó có ý nghĩa.

Bé cưng của mẹ thay đổi gì ở tuần 34?

  • Bé đã nặng khoảng 2.2 kg và dài khoảng 45 cm ở tuần này. Nếu bây giờ bé ra đời, bé sẽ không cần chăm sóc đặc biệt nữa và đã có thể tự hô hấp rồi. Tuy nhiên, có khả năng bé sẽ có chút vấn đề với việc bú sữa.
  • Ruột của bé chứa đầy phân, một hợp chất dinh dính như nhựa, màu đen và chất này sẽ khiến ruột hoạt động lần đầu tiên trong đời. Một số em bé sẽ thải số phân này ngay trong bụng mẹ, điều này có nghĩa là bé có chút vấn đề. Nếu tình huống này xảy ra, nước ối sẽ bị bẩn và chuyển từ màu trong sang màu pha xanh. Nếu mẹ bị vỡ ối, mẹ cần báo ngay cho bác sĩ hoặc hộ sinh của mình.
  • Khung xương của em bé là một kết cấu phức tạp và sẽ không hợp nhất lại khi chưa đủ tuần tuổi. Khi em bé sinh ra, khung xương bé nhất thiết phải xốp và uốn theo hình dáng ống dẫn thai của người mẹ. Nếu mẹ mang thai lần đầu, thì lúc này đầu của em bé có thể đã bắt đầu chúi xuống vùng xương chậu của mẹ.
  • Ở tuần 34 này, em bé sẽ dịch chuyển vào tư thế sẵn sàng để chui ra. Không còn đủ không gian trong tử cung để xoay trở nhiều và cử động của em bé bị hạn chế. Nếu đến giờ mà em bé vẫn chưa chịu nằm chúc đầu xuống, thì mẹ cần phải hỏi ý kiến bác sỹ của mình

 

 

Lời khuyên dành cho mẹ :

  • Đừng quên đánh răng đấy! Viêm lợi có thể gây ra sinh non, thế nên việc đánh răng ít nhất hai lần một ngày, xỉa răng bằng chỉ nha khoa và khám răng thường xuyên là rất quan trọng. Nếu suốt thai kỳ mẹ vẫn chưa đi nha sỹ lần nào, thì hãy đặt hẹn ngay. Vi khuẩn gây sâu răng lây rất nhanh và người mẹ sẽ dễ dàng truyền vi khuẩn đường miệng sang con thông qua nước bọt và hơi thở khi miệng em bé đang bị khô.
  • Mẹ cần phải nghỉ trưa nhưng chớ nên ngủ nhiều hơn một tiếng. Ngủ trưa quá nhiều có thể gây ra chứng mất ngủ về đêm, vậy nên hãy cẩn thận với lượng thời gian mẹ ngủ trưa cho dù mẹ có mệt đến đâu.

 

 

 

-Sưu Tầm/Tổng Hợp-

Loading...
Tags:
Leave a Comment