Lại là chuyện sức khỏe và nhan sắc của mẹ sau sinh !

Đối với những người bình thường không mang thai, có lẽ đây không phải là điều gì đáng để lo lắng. Nhưng với những ai đã từng trải qua chuyện sinh nở thì khác.

Thời còn con gái, các mẹ muốn ngủ bất cứ nơi nào, khi nào cũng mặc kệ, miễn sao cảm thấy thoải mái là được. Nhưng khi mang thai, nằm ngủ không thôi cũng là cả một vấn đề to bự, nhất là đối với những mẹ bầu hay bị đau vùng chậu và đau thắt lưng.

Nhiều mẹ đã làm mẹ của hai đứa con khi chỉ ngoài 30 nhưng đã nhiều người nói mẹ giống bà già lắm rồi. Sinh xong, nhan sắc đã không còn được như trước, nay lại đau ốm liên miên, nhất là những cơn đau lưng thì không có cách gì để cứu chữa kịp các mẹ ạ. Bởi vậy, ngay từ khi bầu bì phải quán triệt ngay từ đầu những cái này nha các mẹ !

Chuyện cái mắt nhắm

Thuở còn son, các cơ vùng bụng của mẹ đảm nhận một số nhiệm vụ chính gồm: chịu sức ép từ cơ thể khi nằm sấp; linh hoạt co giãn mỗi khi gập người hay cúi xuống nhặt một vài món đồ… Thế nhưng khi mang bầu, các cơ này lại dường như mất hết “năng lực”. Nó không thể tiếp tục đảm nhận những vị trí trên, thậm chí còn trở nên rất nhạy cảm và dễ tổn thương.

Khi thai càng lớn, các cơ quanh vùng bụng sẽ càng giãn mạnh và kéo theo những tác động thảm hại đến vùng cơ lưng, khiến chúng bị chèn ép và gây đau lưng. Chính vì vậy, khi nằm, áp lực lên động mạch tử cung trong ổ bụng sẽ lớn hơn nhiều so với bất kỳ vị trí nào khác trên cơ thể. Hậu quả kéo theo là em bé trong bụng mẹ sẽ không thể nhận được lượng máu cần thiết để duy trì hoạt động sống bình thường.

Hình ảnh minh họa

Trong suốt 20 tuần thai kỳ, có thể mẹ sẽ không cảm thấy sự khác biệt quá lớn. Nhưng không lâu sau đó, tư thế nằm khi ngủ sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của mẹ vì thai lớn chèn ép các động mạch làm nhiệm vụ cung cấp máu cho tim hoạt động bình thường. Hệ thống tuần hoàn cũng vì vậy mà không thể làm việc tốt nhất như trong điều kiện bình thường. Tuy nhiên, nếu ngủ ngon giấc trong tư thế tốt nhất, mẹ sẽ giúp hoạt động tuần hoàn máu trong cơ thể diễn ra tốt hơn.

Mang bầu là ngủ với một quả bóng !

Các mẹ thường nghĩ mang thai nằm ngủ không đúng tư thế sẽ rất dễ “nghiền nát” con. Nhưng thực tế, bé trong túi ối có thể di chuyển và tự mình tìm được vị trí thoải mái nhất. Tuy nhiên, dù là vậy chăng nữa, mẹ cũng cần phải chú ý đến tư thế ngủ của mình để bé cũng như mẹ có được sự dễ chịu nhất.

Vào những tháng cuối thai kỳ, cân nặng tăng nhanh sẽ khiến toàn bộ trọng lượng thai nhi áp vào cột sống, đè lên ruột và các tĩnh mạch nếu như mẹ nằm ngửa. Nếu để tình trạng này xảy ra, nguy cơ khó thở, đau lưng, bệnh trĩ, tiêu hóa kém và làm cản trở tuần hoàn máu sẽ tăng cao. Thậm chí với những mẹ bầu yếu, có thể sẽ bị giảm huyết áp mạnh. Riêng với chuyện đau lưng, nếu lúc này đã bị và bị nặng thì sau sinh và về sau này mẹ sẽ rất dễ bị đau trở lại. Mỗi năm cơn đau mỗi nặng hơn và làm cho mẹ ngay cả khi đứng lên, ngồi xuống cũng rất nhói. Đó là lý do tại sao nhiều người than phiền đàn bà sinh xong chưa ngoài 30 đã hom hem, lụ khụ như bà già 80 đấy!

Không gì là không thể

Đa hầu tâm lý của các mẹ ỷ mình trẻ, không chăm sóc gì cho bản thân ngay từ hồi đầu mang thai, sau nhiều năm sinh nở, mới thấy thấm thía. Mỗi lúc trở trời là lưng đau, nhức mỏi khắp mình mẩy dù sinh thường. Chính vì vậy để không phải lụ khụ khi về già, mẹ nhớ ngay từ khi mang thai giai đoạn đầu, hãy tạo thói quen nằm ngủ nghiêng về bên trái nhé! Nằm nghiêng về bên trái khi mang thai sẽ có lợi nhiều hơn cho việc tuần hoàn máu tới nhau thai và nhờ đó thai nhi sẽ được nuôi dưỡng tốt để phát triển khỏe mạnh. Tư thế nằm ngủ như thế này cũng giúp thận hoạt động dễ dàng hơn. Nhờ đó, các chất độc sẽ được đào thải nhanh hơn và giảm nguy cơ phù thũng. Ngoài việc này ra, nếu không muốn già sớm, các mẹ nên nhớ:

  • Tăng cân trong khoảng 10-12 kg tính từ đầu đến cuối thai kỳ.
  • Dù đứng hay ngồi cũng phải giữ tư thế được thẳng thóm.
  • Không nên đứng quá lâu, nếu bất đắc dĩ phải di chuyển để khớp gối dễ chịu.
  • Khi ngồi làm việc suốt ngày, phải đảm bảo ghế đủ cân toàn bộ trọng lượng và trọng lượng toàn cơ thể phải dàn đều trên cả hai mông.
  • Đứng dậy di chuyển thường xuyên, tránh ngồi lên tục hơn 30 phút.
  • Có thể tham gia các môn thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội, yoga,… để tăng sức dẻo dai.
  • Tránh căng cơ do khiêng vác hoặc xách vật nặng.
  • Không mang giày cao gót làm ảnh hưởng đến sự tuần hoàn máu và dây thần kinh.
  • Tránh nằm ngửa và kê đầu thấp mà thay vào đó chọn tư thế nằm nghiêng, co gối và dùng gối ôm.
  • Tránh rướn người để làm giãn cơ, mạch quá đột ngột.
  • Ngủ đủ giấc để làm tăng tuần hoàn máu và tái tạo năng lượng.
  • Kiểm tra lại nệm. Nếu nệm lún quá cần phải thay vì nếu để lưng bị đau từ trong lúc mang thai, sau này các mẹ sẽ khó tránh khỏi việc ôm lưng đau nhức trong suốt tuổi trung niên và tuổi già.

Cuối cùng, để giữ cho xương không bị lão hóa sớm, các mẹ đừng quên bổ sung thêm can xi nhé! Nếu thiếu chất này, thai nhi sẽ lấy từ xương của mẹ và làm cho mẹ không cách nào tránh khỏi loãng xương về già đâu. Mà nhiều khi, chưa kịp về già đã thấy nằm liệt một chỗ vì xương cốt rã hết á!

 

-Sưu Tầm/Tổng Hợp-

Nguồn : http://www.webtretho.com/forum/f13/moi-ngoai-30-da-lu-khu-hom-hem-nhu-ba-gia-80-vi-hau-qua-me-lam-khi-mang-bau-nho-ne-cho-xa-nha-2390989/

Loading...
Tags:
Leave a Comment