
Nghe tới viêm não Nhật Bản mẹ nào cũng sợ xanh mặt vì biến chứng của bệnh có tỷ lệ tử vong cao. Nếu chữa khỏi thì di chứng não rất nặng nề. Mặc dù các mẹ đều đã lo lắng phòng trước cho con bằng cách đi tiêm vắc-xin khi con đủ tuổi nhưng không phải gia đình nào cũng đủ điều kiện kinh tế để lo đủ tất tần tật mọi thứ.
Cụ thể, theo tin được Cục trưởng Cục Y tế dự phòng Trần Đắc Phu xác nhận thì trong năm 2017-2018, sẽ bổ sung miễn phí vắc-xin viêm não Nhật bản cho trẻ em 6 – 15 tuổi ở các huyện có nguy cơ cao. Hiện tại, mũi tiêm này chỉ được tiêm miễn phí trong chương trình tiêm chủng Quốc gia cho trẻ từ 1-2 tuổi. Nhưng như thế vẫn chưa đủ đảm bảo cho công tác phòng chống dịch bệnh nguy hiểm này vì hiện tại độ tuổi từ 6-15 hàng năm vẫn có số ca mắc bệnh cao.
Trung bình hàng năm cả nước ghi nhận khoảng 1.000 ca mắc viêm não do vi rút, trong đó, gần 10% là viêm não Nhật Bản và độ tuổi tập trung chủ yếu vào lứa từ 1-10 tuổi.
Các tháng có số ca bệnh tăng cao là trong khoảng tháng 5 – 7, tức rơi vào mùa các bé nghỉ hè. Trong đó, riêng ngoài Bắc, số ca nhiễm đã chiếm gần 60% cả mắc so với tổng số ca viêm não trong cả nước.
Chính vì vậy thông tin vắc-xin viêm não Nhật Bản được tiêm miễn phí chắc chắn sẽ là tin mừng cho rất nhiều gia đình.
Các mẹ muốn biết nơi mình ở có nằm trong danh sách được bổ sung mũi tiêm này trong lịch tiêm chủng mở rộng hay không thì phải xem có 1 trong các tiêu chí này không nhé:
– Vùng có tỷ lệ trẻ tiêm vắc-xin viêm não Nhật Bản B dưới 80%;
– Vùng có tỷ lệ mắc viêm não Nhật Bản từ 1/100.000 dân trở lên và huyện có ca tử vong do viêm não Nhật Bản.
Chương trình tiêm bổ sung này dự kiến sẽ được thực hiện trong năm 2017-2018 tại 28 huyện của 16 tỉnh thành trên cả nước. Đợt tiêm sẽ chia làm 3 vòng, tức mỗi trẻ 3 mũi theo định kỳ.
Còn nếu mẹ nào muốn biết lịch tiêm phòng đầy đủ cho bé năm 2018 thì tham khảo nhé:
- 24 giờ sau sinh: Tiêm phòng viêm gan siêu vi B.
- 1 tháng tuổi trở xuống: Tiêm phòng BCG, tiêm phòng lao phổi.
- 2 – 6 tháng tuổi: Bao gồm các mũi tiêm:
+ Vắc-xin Rotavirut: ngăn ngừa Rota virut gây bệnh tiêu chảy
+ Tiêm phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt mũi 1,2,3
+ Tiêm phòng Hib mũi 1,2,3
+ Viêm gan siêu vi B mũi 2,3,4.
- 6-11 tháng tuổi: Tiêm phòng cúm
- 12-15 tháng tuổi: Bao gồm các mũi tiêm
+ Sởi, quai bị, Rubella
+ Thủy đậu
+ Viêm gan A mũi 1
+ Viêm não Nhật Bản B - 16-23 tháng tuổi: Bao gồm các mũi tiêm
+ Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, Bại liệt mũi 4
+ Hib mũi 4
+ Viêm gan A mũi 2
+ Viêm gan B mũi 4 - Trên 24 tháng tuổi:
+ Phòng bệnh viêm mũi họng, viêm màng não do vi khuẩn phế cầu
+ Phòng Viêm màng não mô cầu A+C
+ Tiêm phòng thương hàn, tã
+ Viêm não Nhật Bản mũi 3. - Trên 9 tuổi: Chủng ngừa HPV: ngăn ngừa ung thư cổ tử cung và bệnh sùi mào gà ở bộ phận sinh dục.
Bệnh khởi đầu với biểu hiện sốt và thường là sốt rất cao (39-40oC). Người bệnh còn có các biểu hiện kèm theo như rét run, đau đầu, mệt lả, buồn nôn hoặc nôn. Giai đoạn này kéo dài từ 1 đến 6 ngày. Tiếp đến là các biểu hiện rất điển hình như tiếp tục sốt cao kèm co giật, rối loạn ý thức, kích thích, vật vã, ngủ gà, lơ mơ, hôn mê rồi đau đầu, cứng gáy, tay chân quờ quạng, mất nước.
Hậu quả nặng nề…
Viêm não Nhật Bản là một trong những bệnh để lại di chứng đặc biệt nặng nề. Bệnh gây tử vong cao (10-20%) hoặc di chứng thần kinh lớn như động kinh, giảm học lực, đần độn, liệt, thất ngôn. Các di chứng thần kinh như vậy thường chiếm hơn 50% người bị mắc bệnh, thường gây tàn phế, mất khả năng lao động, để lại gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Thực tế, bệnh có biến chứng nguy hiểm (như suy hô hấp, co giật, viêm phổi…), với khoảng 30% bệnh nhân nhập viện tử vong. Khoảng 1/3-1/2 trường hợp sống sót bị các di chứng thần kinh và tâm thần nặng nề.
Bệnh lây truyền qua muỗi chích.
Hiện nay, tiêm vắc xin là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất nên các mẹ đừng bỏ qua cơ hội này nhé !
Leave a Comment
Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.