Quan niệm sai lầm về mũ che thóp cho trẻ sơ sinh

Với khoa học tiên tiến hiện nay đã chứng minh được rất nhiều quan niệm chăm sóc, nuôi dưỡng con trẻ từ trước đến nay là sai. Điển hình như đối với quan niệm trẻ sơ sinh sinh ra là phải đội mũ cả ngày lẫn đêm để cho thóp cho con, tránh cho con bị lạnh thóp sẽ ốm yếu…v..v… Vậy có nên hay không nên đội mũ cho trẻ?

Lý do bố mẹ đưa ra về việc đội mũ cho con cả ngày lẫn đêm khi mới sinh ra :

Đầu bé là bộ phận có nhiệt độ cao nhất trên cơ thể, do vậy, nếu không đội mũ cho bé thì bé sẽ bị “mất nhiệt” do đầu tỏa nhiệt ra môi trường bên ngoài nhiều quá.

Khi bé chưa liền thóp thì phải đội nón cho bé bởi gió lạnh sẽ thổi qua phần thóp chưa liền, làm bé bệnh.

Chuyên gia cho rằng các lý do trên đúng hay sai?

Theo các chuyên gia y tế về nhi khoa, đầu của bé là nơi giải phóng nhiệt độ cơ thể chủ yếu nhất, việc đội mũ thường xuyên sẽ khiến bé bị tích nhiệt trong người. Việc giải phóng nhiệt độ giúp thân nhiệt của bé được điều hòa, đội mũ không những không có ích mà ngược lại sẽ khiến nhiệt độ của não bé tăng cao, ảnh hưởng đến hoạt động của vùng thần kinh kiểm soát hô hấp.

( Hình ảnh minh họa )

 

Không có chuyện bé chưa liền thóp nên bị “lạnh”, mặc dù thóp là phần xương chưa liền nhưng có da đầu bảo vệ một cách toàn vẹn, không thể có chuyện “gió thổi qua thóp vào đến não bộ” của bé được. Nếu như da còn nguyên vẹn thì nó chính là hàng rào bảo vệ ngăn cách không cho những gì bên ngoài xâm nhập vào cơ thể cả, cho dù là những thứ nhỏ như vi trùng. Chỉ khi có những tổn thương trên da (do trầy xước, bỏng,…) thì những vật bên ngoài mới xâm nhập qua chỗ tổn thương da đó để vào cơ thể thôi.

Một số lí do khác để các mẹ cân nhắc không đội mũ che thóp cho con :

Đội mũ làm ảnh hưởng đến mối liên kết mẹ-con thông qua mùi cơ thể: trẻ sơ sinh có thể cảm nhận được hơi ấm và mùi cơ thể của mẹ khi được “da tiếp da”. Ngược lại, mẹ cũng cảm nhận được mùi của bé. Hơn nữa, mùi cơ thể của bé còn có tác động tích cực đến não bộ của mẹ giúp mình thành mối liên kết và tình mẫu tử. Không chỉ vậy, quan trọng hơn, sau khi sinh con, cơ thể mẹ cần cảm nhận được mùi của bé để “khẳng định” rằng cuộc chuyển dạ là an toàn và thành công, sau đó sẽ kích hoạt nồng độ oxytocin – là hóc-môn kích thích thu gọn tử cung, thải sản dịch, mang lại cảm giác bình an một cách tự nhiên cho cả mẹ và bé, đồng thời kích thích tiết sữa mẹ. Việc đội mũ cho bé sẽ làm cản trở quá trình cơ thể mẹ tiếp nhận mùi của bé (thay vào đó, cơ thể mẹ tiếp nhận mùi của cái mũ, mùi của nước giặt cái mũ, mùi của sợi vải làm mũ,…).

Hình ảnh minh họa

Như vậy, khi bé mới chào đời, mẹ đừng nghĩ đến việc đội mũ, đeo bao tay, vớ chân cho bé, thay vào đó, hãy dành 100% thời gian da tiếp da với bé. Nhờ quá trình da tiếp da, chính cơ thể mẹ sẽ điều hòa thân nhiệt cho bé, giúp cơ thể và tâm trạng bé ổn định sau cuộc chuyển dạ và bước vào thế giới đầy bỡ ngỡ, đừng quấn chặt bé hay đội mũ hoặc đeo bao tay cho bé vì sợ bé lạnh nhé. Hãy bảo vệ bé một cách chủ động hơn, ấm áp hơn, nhiều yêu thương hơn bằng cách da tiếp da

Khi nào thì cần đội mũ cho trẻ sơ sinh?
Việc đội mũ cho trẻ sơ sinh là cần thiết để giữ ấm cho bé, tuy nhiên các mẹ cũng nên lưu ý là không phải lúc nào cũng đội mũ cho bé khi nhiệt độ trong phòng đã đủ ấm.
  • Chỉ nên đội mũ cho trẻ vào những lúc sau khi tắm, trời lạnh hoặc nơi có gió. Phòng lạnh không có máy sưởi hoặc điều hoà thì cần thiết phải đội mũ để giữ ấm cho trẻ.
  • Còn những lúc trời nóng, nhiệt độ trong phòng đủ ấm (nhiệt độ trong phòng tiêu chuẩn là từ 28 – 30 độ C) thì nên bỏ mũ ra để phần đầu của trẻ được thông thoáng. Đầu bé sơ sinh là nơi tạo ra khoảng 40% thân nhiệt nhưng cũng giải phóng đến 85% nhiệt độ cơ thể”
Sưu Tầm/Tổng Hợp
 Nguồn tham khảo : Myeva, yêu con
Loading...
Tags:
Leave a Comment