Viêm phổi ở trẻ nhỏ – mẹ đã hiểu rõ?

Viêm phổi ở trẻ nhỏ thường xảy ra vào mùa đông, tuy nhiên vào mùa hè do khí hậu nóng bưc, trẻ được đặt nằm trong phòng điều hòa cũng có nguy cơ dẫn tới viêm phổi mà bố mẹ không biết. Bé ho đã mấy ngày, tiếng ho ngày càng nặng hơn, thuốc ho dường như chẳng có hiệu quả, giờ lại xuất hiện thêm sốt. Vậy làm thế nào để nhận biết bé có phải đang bị viêm phổi hay không?


Viêm phổi là gì?

Phổi là một bộ phận trên cơ thể thực hiện chức năng thở. Viêm phổi là hiện tượng viêm nhiễm của nhu mô phổi và thường chỉ có một phần của phổi có liên quan đến bệnh này.

Nguyên nhân gây ra viêm phổi là gì?

Nguyên nhân gồm có:

  • Do vi-rút (viêm phổi vi-rút)
  • Do vi khuẩn (viêm phổi vi khuẩn)

Ở trẻ em, đặc biệt là trẻ còn nhỏ tuổi, viêm phổi do vi-rút là phổ biến hơn

Vi-rút và vi khuẩn đều là sinh vật truyền nhiễm vô cùng nhỏ nên chúng chỉ được nhìn thấy dưới kính hiển vi.

Bệnh viêm phổi xảy ra khi vi-rút hoặc vi khuẩn vượt qua được sự phòng vệ của cơ thể dù hệ thống miễn dịch đã cố gắng tiêu diệt chúng. Nếu vi-rút hoặc vi khuẩn tồn tại được trong phổi, chúng sẽ sản sinh nhanh chóng và gây viêm phổi.

 

Lưu ý : Phần lớn viêm phổi do vi khuẩn không lây sang người khác nhưng đôi khi vẫn có lây. Tuy nhiên các mẹ vẫn nên giữ trẻ bị viêm phổi tránh xa những trẻ khác.

Trẻ nào có nguy cơ cao bị viêm phổi?

Mọi người đều có thể bị viêm phổi nhưng một số trẻ có nguy cơ cao hơn. Những trẻ có nguy cơ nhiễm viêm phổi cao hơn là:

  • Trẻ còn rất nhỏ (trẻ sơ sinh)
  • Bị tiếp xúc với khói thuốc
  • Không tiêm phòng hoặc tiêm phòng không đúng cách
  • Xuất hiện tình trạng mãn tính có liên quan đến phổi như: hen suyễn khó kiểm soát, giãn phế quản hoặc xơ nang
  • Uống thuốc trong thời gian dài ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch (tế bào chống viêm) như steroid
  • Trẻ bị sinh non
  • Có vấn đề khi ăn uống như bị sặc sữa. Lúc này, bé thường bị ho và nghẹt thở khi bú
  • Vướng phải những bệnh lý lâu dài khác

Dấu hiệu và triệu chứng của viêm phổi

Viêm phổi gây ho, sốt và khó khăn trong việc thở. Vấn đề về đường thở bao gồm:

  • Thở nhanh hơn bình thường (thở gấp)
  • Thở có tiếng khò khè
  • Khó cho bé bú hoặc ăn
  • Tạo ra âm thanh ( o..e) khi thở
  • Khó thở

Trẻ bị viêm phổi thông thường hay mệt mỏi và trông giống như ốm.

Viêm phổi vi-rút phát triển qua nhiều ngày. Mới đầu, trẻ có dấu hiệu bị lạnh và sổ mũi. Sau đó, xuất hiện thêm ho và đôi khi bị sốt trước khi có những vấn đề về đường thở.

Viêm phổi do vi khuẩn phát triển nhanh hơn, chỉ qua một ngày. Nó gây sốt cao, ho và khó thở. Trông trẻ rất mệt mỏi và không khỏe.

Thỉnh thoảng, viêm phổi do vi khuẩn phát triển trong khi bị nhiễm vi-rút. Nếu điều này xảy ra, bé sẽ bị ốm giống như cảm lạnh khoảng vài ngày và sau đó còn ốm nặng hơn.

Khi nào mẹ cần đưa bé tới bác sĩ?

Mẹ có thể tự chăm sóc bé tại nhà nếu các bé vẫn:

  • Ăn uống tốt
  • Không có dấu hiệu ốm
  • Không gặp vấn đề khi thở

Mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ ngay nếu trẻ còn quá bé, dưới 3 tháng tuổi hoặc trẻ ở bất kỳ độ tuổi nào nếu gặp những dấu hiệu sau:

  • Thở gấp, thở có tiếng và khó thở
  • Không khỏe
  • Xanh xao, nhợt nhạt
  • Trẻ khỏi cảm lạnh nhưng đột nhiên có những biểu hiện tồi tệ hơn

Nếu mẹ còn bất kỳ lo lắng nào cũng nên nói với bác sĩ và gọi cấp cứu ngay trong các trường hợp sau:

  • Môi và lưỡi bị tím tái
  • Khó thở nghiêm trọng
  • Có những đợt thở không đều hoặc ngừng thở

Phương pháp điều trị

Kháng sinh không giúp ích cho việc điều trị viêm phổi do vi-rút. Cũng không dễ dàng biết được liệu trẻ bị viêm phổi do vi-rút hay vi khuẩn. Bác sĩ thường sử dụng kháng sinh khi không xác định được rõ ràng loại viêm phổi bé gặp phải. Nếu bé bị viêm phổi do vi khuẩn thì cần phải dùng kháng sinh. Trường hợp trẻ còn quá nhỏ hoặc ốm nặng phải nhập viện, kháng sinh sẽ được truyền vào tĩnh mạch.

Viêm phổi ảnh hưởng đến việc thở của trẻ. Đôi khi, bệnh này sẽ khiến trẻ khó hít đủ oxy. Dấu hiệu cho thấy trẻ thiếu oxy là:

  • Nhìn bé xanh xao, nhợt nhạt
  • Môi và lưỡi tím tái
  • Ngủ rất nhiều và không dễ đánh thức

Trong viện, nếu trẻ cần thêm oxy, sẽ phải thực hiện điều này thông qua đường ngạch mũi bằng ống nhựa nhỏ mềm mà phù hợp với mũi của bé.

Trẻ bị viêm phổi có thể không chịu ăn nhưng chúng cần phải được uống nước. Nếu trẻ không uống đủ nước, có thể cần bổ sung nước bằng cách truyền vào tĩnh mạch hoặc cho ăn uống thông qua ống truyền từ mũi hoặc miệng vào dạ dày.

Một số ít trẻ bị viêm phổi nghiêm trọng cần phải nhập viện để theo dõi và điều trị cẩn thận.

Cách chăm sóc trẻ tại nhà

Nếu trẻ quá mệt mỏi do đau và sốt, bác sĩ có thể kê đơn thuốc cho mẹ, mẹ nhớ không tự ý mua thuốc. Sẽ rất nguy hiểm nếu mẹ cho uống nhiều hơn lượng khuyên dùng.

 

Bé cần nghỉ ngơi sau khi khỏi viêm phổi. Cố gắng động viên bé uống nước và ăn những bữa nhỏ đầy dinh dưỡng.

Nếu bác sĩ kê đơn phải dùng kháng sinh, các mẹ phải dùng đúng liều lượng trong tất cả các ngày theo chỉ định cho đến khi hết.

Cần thiết phải giữ trẻ bị viêm phổi tránh xa những đứa trẻ khác. Điều này sẽ giúp hạn chế lây lan bệnh và ngăn chặn bé bị nhiễm khuẩn lần thứ hai sau khi đã hồi phục hoàn toàn.

Bệnh viêm phổi kéo dài bao lâu?

Trẻ con thường mất vài tuần để hồi phục hoàn toàn. Qua được thời gian này, hệ thống miễn dịch (hoặc các tế bào kháng viêm) sẽ loại bỏ sạch sự viêm phổi. Ho ra đờm (chất nhầy hoặc đờm) là một phần trong quá trình làm sạch này. Ho có thể kéo dài 1 – 2 tuần hoặc lâu hơn.

Nếu mẹ bị lo lắng do trẻ ho nặng hơn hoặc không có gì cải thiện sau 4 tuần thì nên đưa trẻ đi khám.

Cách phòng tránh :

Viêm phổi là một bệnh lây nhiễm và sự lây nhiễm này sẽ lan dần thông qua không khí khi hắt hơi và ho. Nó cũng có thể lây qua tay, mũi và miệng.

Dạy cho bé cách lấy khăn hoặc tay che mũi, miệng khi ho hoặc hắt xì. Như vậy sẽ giúp giảm sự lây lan của vi khuẩn. Khuyến khích trẻ rửa sạch và lau khô tay. Rửa sạch tay để giảm sự lây nhiễm và ít cơ hội bị dính phải bệnh lây nhiễm.

Đối với trẻ sơ sinh còn nhỏ, không thể ý thức làm được những việc kể trên, các mẹ cần phải giúp con tự bảo vệ mình. Nên giữ con tránh xa người khác, đặc biệt ở lớp giữ trẻ vì để tránh trẻ lây sang bé khác, giảm khả năng trẻ bị nhiễm lại sau khi đã khỏi.

 

 

Theo Utemshop

Loading...
Tags:
Leave a Comment