Nhiều người lầm tưởng rằng khi đã sinh và cho con bú thì sẽ có thể tránh mang thai. Tuy nhiên, đây hoàn toàn là quan niệm sai lầm.
Nếu bạn đang tìm kiếm các phương pháp ngừa thai vừa hiệu quả vừa an toàn khi cho con bú thì hãy cùng tham khảo bài viết sau với những phương pháp tránh thai hiệu quả dưới đây nhé.
Làm thế nào để ngừa thai khi cho con bú?
Bạn có thể đã từng nghe nói rằng thời kỳ cho con bú sữa mẹ là thời kỳ ngừa thai tốt nhất nhưng điều này cũng chỉ đúng một phần mà thôi.
Nuôi con bằng sữa mẹ làm giảm khả năng mang thai chỉ khi bạn hoàn toàn cho con bú sữa mẹ và phương pháp này chỉ đáng tin cậy trong vòng 6 tháng sau khi sinh con. Để thực hiện phương pháp này, bạn phải cho trẻ bú ít nhất cứ mỗi 4 tiếng một lần vào ban ngày và mỗi 6 giờ một lần vào ban đêm, ngoài ra không được cho con uống thêm gì khác. Điều này có nghĩa là bé không được bổ sung gì ngoài sữa mẹ.
Sau khi sinh con, bạn sẽ rụng trứng và sau đó nếu không mang thai bạn sẽ đến kỳ kinh nguyệt đầu tiên vào khoảng 2 tuần sau đó. Có thể bạn sẽ không biết mình đã rụng trứng, do đó bạn vẫn có nguy cơ mang thai khi cho con bú. Phương pháp này sẽ không có hiệu quả nếu kỳ kinh của bạn đã trở lại.
Nếu bạn quan tâm đến việc ngừa thai trong thời gian cho con bú, bạn nên nói chuyện với bác sĩ về các lựa chọn của mình bởi vì rất có thể bạn sẽ muốn tránh sử dụng phương pháp ngừa thai có chứa hormone estrogen, estrogen làm giảm sữa cung cấp cho con bú.
Phương án đặt vòng tránh thai (IUD)
Đặt vòng tránh thai có hiệu quả ngừa thai hơn 99%, từ đó có thể nói đây đã trở thành biện pháp ngừa thai hiệu quả nhất trên thị trường. IUD là một hình thức ngừa thai lâu dài và có thể dễ dàng gỡ bỏ (LARC). IUD bao gồm hai loại khác nhau là hormone và không chứa hormone. Bạn chỉ được dùng khi có sự cho phép của bác sĩ.
Trong thành phần của vòng tránh thai hormone có chứa progestin. Đây là dạng tổng hợp của hormone progesterone. Hormone này làm tăng chất nhầy cổ tử cung giúp bạn ngăn không cho tinh trùng đến được tử cung. Trên thị trường hiện có những loại vòng tránh thai sau:
- Mirena: ngừa thai tối đa 5 năm;
- Skyla: ngừa thai tối đa 3 năm;
- Liletta: ngừa thai tối đa 3 năm;
- Kyleena: ngừa thai tối đa 5 năm.
Bác sĩ sẽ giúp bạn chèn một thiết bị hình chữ T bằng nhựa vào tử cung của bạn để ngăn ngừa thụ tinh. Tuy nhiên, khi một vật lạ được chèn vào cơ thể bạn, nguy cơ bạn bị nhiễm bệnh sẽ lớn hơn. Chính vì thế, vòng tránh thai không phải là sự lựa chọn tốt cho phụ nữ có nhiều bạn tình.
( Hình ảnh minh họa – nguồn Internet )
Vòng tránh thai hormone cũng có thể làm cho kỳ kinh của bạn nhẹ nhàng hơn. Một số phụ nữ có thể chấm dứt kinh nguyệt hoàn toàn nhờ vào phương pháp này.
Vòng tránh thai không hormone
Paragard là loại vòng tránh thai không hormone duy nhất hiện nay. Paragard sử dụng một lượng nhỏ đồng khiến tinh trùng khó có thể di chuyển được từ đó giúp ngăn ngừa sự thụ tinh. Paragard có khả năng ngừa thai tối đa 10 năm. Tuy nhiên, vòng tránh thai IUD này có thể sẽ không phù hợp với bạn nếu bạn thường bị ra nhiều trong các kỳ kinh nguyệt hoặc đã từng bị chuột rút nghiêm trọng. Nhiều phụ nữ sử dụng IUD chứa đồng cho hay họ trãi qua kỳ kinh kéo dài và nặng nề hơn.
Bạn có thể đặt vòng tránh thai ngay sau khi sinh nhưng bạn nên hỏi bác sĩ xem có thật sự nên làm điều này hay không. Nhiều bác sĩ khuyên bạn nên đợi cho đến khi vết thương của bạn hoàn toàn lành và ngừng chảy máu sau khi sinh trong vòng từ 2-6 tuần. Bởi vì nếu đặt quá sớm vòng tránh thai có thể bị rách và gây nguy cơ nhiễm trùng cho bạn.
Vòng tránh thai có thể gây ra một vài tác dụng phụ như là co thắt sau khi vòng được chèn vào cơ thể, chảy máu bất thường hoặc chảy máu nhiều và băng huyết giữa các kỳ kinh. Những phản ứng phụ này thường có trong 6 tháng đầu tiên sau khi đặt vòng.
Nếu bạn quyết định muốn mang thai lần nữa, bạn có thể gỡ bỏ vòng tránh thai. Hy vọng bài viết đã cung cấp đến bạn những thông tin hữu ích về phương pháp tránh thai an toàn khi đang cho con bú.
Theo hellobacsi
Leave a Comment
Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.