Cách chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa đông “chuẩn” khoa học?

Mùa đông là thời điểm “hàng tá” các bệnh có thể gây hại đến sức khỏe của bé cưng khiến mẹ “đứng ngồi không yên”. Hãy tìm hiểu những mẹo nhỏ chăm sóc trẻ sơ sinh trong mùa đông thật khoa học ngay sau đây nhé!

Việc chăm sóc trẻ sơ sinh chuẩn khoa học không phải là điều khó khăn. Mẹ chỉ cần lưu ý một chút sẽ giúp bảo vệ bé an toàn, phát triển khỏe mạnh.

1. Lựa chọn trang phục phù hợp cho bé

Vào mùa đông, mẹ hãy chuẩn bị nhiều quần áo và chăn hơn để giữ ấm cho bé. Mẹ nên ưu tiên áo dài tay, quần dài và áo liền quần nhằm giúp bé giữ ấm phần bụng và rốn.

Lựa chọn trang phục mùa đông cần đảm bảo độ mềm mại, ấm áp và thấm hút mồ hôi tốt.

Vì bé được mặc nhiều lớp quần áo nên có thể đổ mồ hôi. Mẹ hãy thường xuyên lau mồ hôi ở những vùng da ở cổ, lưng, nách, bẹn, mông giúp bé không bị mồ hôi, hăm, rôm sảy hay cảm lạnh.

Mỗi buổi sáng, mẹ hãy cho bé tắm nắng khoảng 30 phút. Thời gian tắm nắng tốt nhất là từ 6h30 đến 7h30. Việc này sẽ giúp bé tăng cường hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng để chống lại vi khuẩn có hại. Sau hoạt động này, mẹ lau mồ hôi cho bé bằng khăn ướt được vắt ráo và mặc quần áo mới cho bé.

Chăm sóc trẻ

Một trong những cách chăm sóc trẻ mùa đông là Tắm nắng cho trẻ

2. Vệ sinh cơ thể bé đúng cách

Trẻ sơ sinh không cần tắm mỗi ngày, đặc biệt khi trời lập đông, thời tiết lạnh giá. Thay vào đó, mẹ có thể dùng khăn ướt để lau sạch mồ hôi cho bé. Việc tắm quá nhiều sẽ làm trôi lớp bảo vệ tự nhiên và độ ẩm trên da, làm giảm khả năng tự bảo vệ của làn da.

Khi tắm cho bé, mẹ cần lưu ý một số điều sau:

  • Duy trì nhiệt độ phòng khoảng 28 đến 30 độ C
  • Phòng kín gió, tắt máy lạnh và quạt
  • Cắt móng tay gọn gàng
  • Sử dụng sữa tắm dành riêng cho trẻ sơ sinh

Trong quá trình tắm, mẹ nên chú ý tránh để nước rơi vào cuống rốn. Đây là vết thương hở, rất dễ bị nhiễm trùng nếu không được chăm sóc cẩn thận. Sau khi tắm, mẹ hãy dùng bông gòn và nước sạch lau rốn, sau đó thấm khô cuống rốn và chân rốn. Nếu rốn có mùi hôi, rỉ máu, rỉ nước vàng hoặc chậm rụng rốn sau 3 tuần… mẹ nên báo với bác sĩ ngay.

3. Bảo vệ làn da bé khỏi hăm tã

Dù là mùa hè nóng nực hay mùa đông lạnh giá thì bé vẫn phải mặc tã cả ngày. Đặc biệt, vào mùa đông, nếu không được kiểm tra thường xuyên, tã ẩm ướt có thể thấm ngược vào da, làm bé bị lạnh. Đừng vội lo lắng, mẹ có thể giúp bé bằng việc lựa chọn sản phẩm phù hợp, có chứng nhận y khoa đảm bảo.

Hiện nay các thương hiệu tã giấy trên thị trường, có độ thấm hút rất tốt, đảm bảo da bé luôn khô thoáng, không lo bị ẩm ướt làm con khó chịu và lạnh.

Chăm sóc trẻ

Chăm sóc trẻ đúng cách

4. Chú ý nhiệt độ phòng

Khả năng điều hòa thân nhiệt của trẻ sơ sinh rất kém, đặc biệt với các bé sinh non, thiếu tháng. Mẹ nên chú ý giữ phòng của bé luôn thoáng khí, hạn chế sử dụng máy lạnh vào mùa đông. Nếu sử dụng máy lạnh, không nên để nhiệt độ chênh lệch quá nhiều với nhiệt độ bên ngoài, không hạ nhiệt độ quá thấp. Đặc biệt, không mở quạt trong phòng máy lạnh. Nhiệt độ phòng từ 26 đến 28 độ C phù hợp với bé khỏe mạnh, mặc quần áo đầy đủ.

Bên cạnh đó, mẹ không nên bế bé ra ngoài thường xuyên. Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột có thể khiến bé dễ dàng mắc phải các bệnh hô hấp.

 

Loading...
Tags:
Leave a Comment