Thắc mắc của cả NGHÌN bà bầu : Tại sao khi mang thai có mẹ rốn lồi có người lõm xuống?

  • Home
  • Lưu ý thai kỳ
  • Thắc mắc của cả NGHÌN bà bầu : Tại sao khi mang thai có mẹ rốn lồi có người lõm xuống?

Theo quan niệm dân gian, ông bà ta ngày xưa hay dựa vào tình trạng rốn lồi, lõm của mẹ bầu để chuẩn đoán giới tính của thai nhi. Sự thực có phải như vậy?


Khi mang thai cơ thể người mẹ phải đối mặt với nhiều thay đổi, từ hình dáng, cân nặng cho đến tâm sinh lý. Kích thước bụng sẽ to dần lên cùng với sự phát triển của thai nhi. Da mẹ bầu có thể sẽ xấu đi vì thay đổi nội tiết tố trong cơ thể, thậm chí có một số mẹ có thể bị rạn da vì tăng cân quá nhanh… Nhưng đó chưa phải là tất cả, có một thay đổi nho nhỏ nhưng lại khiến các mẹ quan tâm nhiều nhất chính là tình trạng rốn khi mang thai.

Sở dĩ rốn nhận được nhiều sự ưu ái như thế là vì ngày xưa, khi chưa có công nghệ siêu âm hiện đại thì ông bà ta hay nhìn vào sự thay đổi hình dạng của rốn thai phụ để chuẩn đoán giới tính thai nhi. Cụ thể là nếu phụ nữ mang thai nếu rốn lồi thì sinh con gái, còn nếu rốn lõm thì sinh con trai.

Trên thực tế việc nhìn rốn đoán giới tính thai nhi là hoàn toàn không có căn cứ. Ngày nay khi công nghệ Y học đã phát triển ở 1 tầm cao mới, ngay cả khi bác sĩ siêu âm B-mode cũng không thể khẳng định 100% về giới tính của em bé, mà chỉ có thể suy đoán. Bởi giới tính của thai nhi được quyết định dựa vào nhiễm sắc thể của người cha và trứng của người mẹ chứ không hề liên quan đến việc rốn lồi hay lõm khi mang thai.

Vậy tại sao rốn thay đổi lỗi, lõm khi mang thai?

Theo các chuyên gia sản khoa thì tình trạng rốn lồi, lõm khi mang thai là rất phổ biến và có thể giải thích như sau:

Nguyên nhân khiến thai phụ bị lồi rốn khi mang thai bắt nguồn từ việc tăng cân trong thai kỳ. Để thai nhi có đủ không gian phát triển thì vùng da và cơ quanh bụng phải căng ra hết mức. Đây chính là lý do khiến phần rốn của mẹ bầu bị đẩy nhô lên phía trước.

Một số bà mẹ khi mang thai tương đối khỏe mạnh, kích thước vòng bụng biến đổi ít sẽ tránh tạo áp lực quá lớn lên tử cung nên rốn sẽ không nhô lên và lồi lên khỏi mặt bụng.

Hiện tượng rốn lồi khi mang thai sẽ khiến nhiều mẹ bầu cảm thấy khó chịu khi mặc quần áo. Bởi khi rốn ma sát với lớp quần áo bên ngoài, có thể hơi gây khó chịu. Thậm chí nếu cọ xát nhiều và thường xuyên có thể gây co thắt tử cung, Ngoài ra việc tử cung giãn nhanh cũng gây áp lực đến vùng rốn và gây ra những cơn đau cho mẹ bầu. Để cải thiện tình trạng này mẹ bầu nên mặc quần áo rộng và chất liệu mềm mại.

Tuy nhiên nếu hiện tượng rốn lồi khi mang thai kèm theo các dấu hiệu bất thường như đau, căng phồng các mô ở vùng rốn thì mẹ bầu cần đi kiểm tra vì đấy có thể là dấu hiệu cảnh báo mẹ bị thoát vị rốn.

Làm gì để ngăn chặn tình trạng lồi rốn khi mang thai?

Tình trạng rốn lồi, lõm khi mang thai là hoàn toàn bình thường và sau khi sinh khoảng 2 đến 3 tháng, rốn sẽ trở lại bình thường nên mẹ không có gì phải quá lo lắng. Tuy nhiên có một vài trường hợp đặc biệt thì rốn của mẹ vẫn hoàn toàn không thể về vị trí như ban đầu.

Nếu thấy đau và ngứa rốn, mẹ bầu có thể xoa nhẹ hoặc bôi một chút kem làm mềm da. Mẹ cũng nên nhớ thường xuyên vệ sinh rốn sạch sẽ.

Lưu ý khi vệ sinh rốn trong thai kỳ

Khi mang thai thì vùng rốn đóng vai trò rất quan trọng vì nó là mối liên kết trực tiếp với em bé trong bụng. Khi vệ sinh vùng rốn nếu các mẹ quá mạnh tay, không đúng cách sẽ dễ gây nhiễm trùng, sẩy thai, biến chứng thai kỳ.

Để vệ sinh vùng rốn, tốt nhất mẹ bầu có thể dùng tăm bông nhúng vào nước ấm và lau rửa nhẹ nhàng, từ từ. Không nên chạm trực tiếp tay vào rốn vì tay có thể có nhiều vi khuẩn. Đặc biệt càng không nên dùng tay vê rốn, chà xát rốn vì có thể kích thích tử cung co thắt, tống đẩy thai nhi ra ngoài sớm hơn dự định.

 

 

Theo : WTT

Loading...
Tags:
Leave a Comment